1. Đặc điểm của từng miền khí hậu ở nước ta:
a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
- Vị trí: gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
- Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẻ, mùa đông lạnh nhất cả nước.
- Địa hình phần lớn là đồi núi thấp nhưng rất đa dạng với nhiều cánh cung mở rộng về phía Bắc và quy tụ về Tam Đảo.
- Tài nguyên phong phú, đa dạng; nhiều thắng cảnh đã và đang được khai thác.
b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
- Vị trí: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
- Địa hình cao nhất Việt Nam, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
- Hướng núi: Tây Bắc-Đông Nam.
- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô, nóng.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, giàu tiềm năng thủy điện.
c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- Vị trí: gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng đến Cà Mau.
- Có Trường Sơn Nam hùng vĩ. Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, chiếm hơn một nửa diện tích đất phù sa của cả nước.
- Là miền có khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa lớn nhưng phân bố không đồng đều. Mùa khô kéo dài dễ gây ra hạn hán và cháy rừng.
- Khí hậu-đất đai thuận lợi, tài nguyên rừng cũng rất phong phú,nhiều kiểu loại sinh thái.
2. Đặc điểm của sông ngòi Việt Nam:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.
- Hướng chảy: Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung.
- Chế độ nước theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Hàm lượng phù sa lớn.