Nêu vị trí địa lí và sự phân chia hành chính của tỉnh Phú Yên
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Điều kiện tự nhiên: Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36"; Điểm cực Tây: 108040'40" và điểm cực Đông: 109027'47".
Bản đồ tỉnh Phú Yên
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, trong đó, đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm:
Với 110 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 6 thị trấn và 83 xã.
Dân số Phú Yên là 961.152 người (2019) trong đó thành thị 28,7%, nông thôn 71,3%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số. Phú Yên có gần 30 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Vựa lúa Tuy Hòa. Ảnh Trần Quỳ
Phú Yên nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, thích hợp nhiều loại cây lương thực và hoa màu như: lúa, bắp, đậu, rau, dưa, bầu, bí, khoai, sắn, mía...; phát triển tốt ở Tây Hòa, Tuy An, Phú Hòa. Cây mía trồng nhiều ở Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An, và Tây Hòa. Dừa là loại cây công nghiệp trồng nhiều ở Sông Cầu. Huyện Sơn Hòa có hàng vạn hecta rừng với nhiều gỗ quí như: Bằng Lăng, Chang gà, Côn, Ba thưa, Chò, Gõ, Sơn, Kiền kiền, Lim, Trắc, ... cùng nhiều loại thú như: gấu, nai, mang, hươu, cheo, chồn, thỏ, nhím, ...; đang là nơi phát triển các giống cây công nghiệp như: cà phê, điều, thuốc lá cùng nhiều loại cây ăn trái (thơm, mít, chuối, cam, bưởi, ...). Vùng ven biển Sông Cầu, Tuy An, Đông Hòa có nhiều tôm, cá, cua, mực, .... Đầm Ô Loan có nhiều sò huyết, hàu...
2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Có 8 nhóm đất chính: Nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất có diện tích lớn nhất với 336.579 ha, chiếm tỷ lệ 66,71%; nhóm đất cát biển 15.009 ha, chiếm 2,97%; nhóm đất mặn, phèn 7.899 ha, chiếm 1,57%; nhóm đất Phù sa 55.752 ha, chiếm 11.05%; nhóm đất xám 39.552 ha, chiếm 7,84%; nhóm đất đen 18.831 ha, chiếm 3,73%; nhóm đất vàng đỏ trên núi 11.300 ha, chiếm 2,5%; nhóm đất thung lũng dốc tụ 1.246 ha. Các loại đất khác 21.192 ha, chiếm tỷ lệ 4,21%.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |