Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của oxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao? Trong “Bàn luận về phép học” thì “hành” còn là sự áp dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến triết lý thành thực tế để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người. Đối với người xưa, học không chỉ làm người, học còn để hiểu Đạo. Đó là lẽ sống, lẽ cư xử đối đãi giữa người với người. Có học, mới hiểu rõ Đạo, mới biết vận dụng đạo lý thành hiền vào cuộc sống. Học không phải là “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Vì cách học vì danh lợi phù phiếm này chỉ khiến “nước mất nhà tan”, sản sinh ra một thế hệ “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Đây chính là những gì mà La Sơn Phu Tử đã bàn luận trong tấu chương của mì