Bài 3 phần 1
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Bốn dòng thơ tiếp theo để hoàn thành khổ cuối bài thơ:
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế...
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời
Câu 2. Từ “Nam ai”, “Nam bình" trong đoạn thơ trên được hiểu:
Nam ai, Nam bình là những làn điệu tiêu biểu của ca Huế. (Điệu Nam ai mang giai điệu buồn thương, còn Nam bình thì dịu dành trìu mến .)
Câu 3.
Các em ghi nhớ yêu cầu đề bài:
- Sử dụng tổng phân hợp trong đoạn văn
- Có sử dụng câu bị động và thành phần phụ chú
Tham khảo đoạn văn sau:
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả Thanh Hải viết năm 1980 trên giường bệnh trước khi mất không lâu. Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà Thanh Hải vẫn chấp bút mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và ước nguyện của chính mình. Có ý kiến nhận xét về ba khổ thơ cuối rằng: “Thi sĩ Thanh Hải khép lại bài thơ bằng sự bày tỏ khát vọng dâng hiến và những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước.” Thật vậy, đầu tiên ta phải kể tới lời nguyện cầu - là điều tâm niệm của Thanh Hải, ông muốn được hóa thân làm "con chim hót", "một cành hoa", "một nốt trầm" để hiến dâng cho đời. Đây chính là ba hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, cho tài trí của đất nước và con người Việt Nam. Với khổ thơ tiếp theo Thanh Hải, hóa thân là để hiến dâng, để phục vụ cho một mục đích cao cả, mỗi con người hãy trờ thành "một mùa xuân nho nhỏ" để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời. "Dâng cho đời" là lẽ sống đẹp, cao cả, và sống hết mình thủy chung cho đất nước, đem cả cuộc đời mình phục vụ đất nước, cả từ lúc "tuổi hai mươi" trai tráng cho đến khi về già "tóc bạc". Ở khổ cuối, là tiếng hát yêu thương, là điệu Nam ai, Nam bình xứ Huế. Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! Câu thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt". Vậy đó, khát vọng dâng hiến và những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động đến thế, ông muốn chúng ta hiểu rằng mỗi một cuộc đời hãy là một mùa xuân và đất nước ta mãi mãi sẽ là những mùa xuân tươi đẹp.
Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có khúc Nam ai, Nam bình: Ca Huế trên sông Hương - tác giả Hà Ánh Minh
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |