Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Viết một bài văn chứng minh câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Các bạn lưu ý đừng chép mạng, copy, spam nha, cảm ơn rất nhiều ạ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
374
1
1
Tú Uyên
12/05/2021 21:34:17
+5đ tặng

Tục ngữ là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Mỗi câu tục ngữ đều chứa đựng những bài học sâu sắc về cuộc sống, một trong số đó là câu “Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng”.

Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực” và “đèn” thể hiện hai hàm ý đối ngược nhau nhằm nhắc nhở chúng ta về cái xấu, cái xấu. Ông cha ta muốn khuyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.
Đầu tiên “mực” thì có màu đen khi ta không cẩn thận bị làm bẩn ra áo hay ra tay thì rất khó tẩy sạch nên thực tế ông cha ta mượn nó để so sánh với hành động xấu xa. Còn “đèn” là vật phát ra ánh sáng tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Như vậy, câu tục ngữ là lời khẳng định, một người khi thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ.

Ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Khi một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện giáo dục tốt, sẽ phát triển tính cách theo chiều hướng tích cực và ngược lại. Hay như trong môi trường học tập, ngay cả khi một đứa trẻ được sống trong một trường có văn hóa được giáo dục tốt thì học trong một môi trường có nhiều bạn có thói quen xấu hay không được giáo dục tốt thì cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến việc hình thành tính cách của em đó.

Câu chuyện chọn nhà của thầy Mạnh Tử vẫn còn đó. Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ nhà ở gần nghĩa địa, thấy người đào, chôn, lăn, khóc về nhà cũng bắt chước theo. Người mẹ thấy vậy liền dọn nhà ra ở gần chợ. Khi ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo, về nhà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán. Người mẹ thấy thế liền dọn nhà ra cạnh trường học. Ở cạnh trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép. Người mẹ bây giờ mới vui lòng. Một hôm, thấy nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử về nhà hỏi mẹ người ta giết lợn làm gì. Bà mẹ lỡ lời nói rằng để cho con ăn, biết mình đã sai khi nói dối con liền ra chợ mua thịt lợn về cho con ăn. Lại một lần, thầy Mạnh Tử bỏ học về nhà chơi. Người mẹ đang ngồi dệt cửi thấy vậy liền cầm dao cắt đứt tấm vải. Bà bảo với con rằng con đi học mà bỏ dở cũng giống như tấm vải này. Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học hành chăm chỉ rồi sau này trở thành một bậc đại hiền. Quả là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Ngày nay trong xã hội mà ta đang sống vẫn còn không ít những người nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn lòng tham của mình mà đánh mất đi đạo đức và nhân cách của mình thậm chí là mất cả sự nghiệp. Vì vậy trong quan hệ ta phải sáng suốt để không phải ân hận về sau.

Qua chứng minh trên, câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Con người hãy ghi nhớ để học tập, rèn luyện bản thân để ngày một tốt hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k