Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

   Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Tôi có cậu bạn đã từng tham gia sát hạch để được xuất khẩu sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: “Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động Việt Nam họ chưa cần nhìn vào bằng cấp mà là… sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay búp măng, non mỡn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe. Ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ…”.

      Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động lạ đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật Bản thì tất cả đều có lý của họ. Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ra giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động.

     Không khó để nhận ra rằng người Việt ngày càng lười hơn so với trước đây. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng, cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng hiệu, sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu.

     Họ có thể ngồi lai rai hàng giờ trong các quán sá nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay.

     Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp…cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra, đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!

(Theo Vietnamnet, “Giật mình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật”, ngày 22/12/2015)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Cách tuyển dụng lao động của người Nhật như thế nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu cuối đoạn trích: “Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động!”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với cách tuyển dụng lao động của người Nhật trong đoạn trích trên không? Vì sao?

 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

     Từ nội dung ở đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)  trình bày về hậu quả của việc lười lao động.

Câu 2 (5,0 điểm)

Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằngBài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống. Lại có ý kiến khác cho rằng: “Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”.

            Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.246
0
0
Trần L.Tuyết Mai
13/05/2021 15:40:21
+5đ tặng

câu 2

Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động Việt Nam họ chưa cần nhìn vào bằng cấp mà là… sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay búp măng, non mỡn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe. Ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Anh Minh
13/05/2021 15:41:21
+4đ tặng
  1. Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng
  2. 1. 

    . Giới thiệu chung: 

    - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

    - Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó XQ mới 25 tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

    2. Cụ thể: 

    2.1. Giải thích ý kiến  
    - Ý kiến thứ nhất: “ Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”

     Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của những người có đời sống văn hóa, tinh thần không bị ràng buộc bới ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở: chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.

     - Ý kiến thứ hai: “bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống

    Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung,…

     => Khẳng định: hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp cảu bài thơ: bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu rất mực mới  mẻ, hiện đại lại mang vẻ đẹp truyền thống.

    2.2. Cảm nhận về bài thơ 
    a, Bài thơ thể hiện quan niệm mới mẻ hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu: 

    - Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ

     - Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình "Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể". So sánh: không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt.

    - Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.

    b, Bài thơ thể hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống 

    - Nỗi nhớ thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày.

    -  Tình yêu gắn liền với sự chung thủy: Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư.

    -  Tình yêu gắn với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở  rồi cuối cùng cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến.

    c, Nghệ thuật 

    - Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái tình cảm phức tạp của tâm hồn. 

    - Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng sóng-bờ, anh-em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ.

    3. Đánh giá: 

    - Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ “Sóng” nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả. 

    - Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. “Sóng” xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình hiện đại Việt Nam nói chung. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×