Ngày xưa các cụ nhà ta thích dùng chữ để tả cảnh, tả tình, nhiều khi dùng chữ lắc léo để " móc " nhau, hoặc mĩa mai. Có những câu đố đọc lên rất tục, nhưng lúc giảng thì thanh như :" Da trắng vỗ bì bạch ". Hoặc nói lái nghe ra tục tĩu nhưng giảng thanh tao. Dùng cùng một vần, âm điệu giống nhau:
"Phất phất phóng phong phan, pháp phái phi phù, phù phụng Phật.
Căng căng canh cổ kệ, ca cao kỉ cứu, cứu cùng kinh".
( Phất phất cờ phướng bay trước gió, đạo pháp làm phép đốt bùa, bùa thờ Phật ;
Oanh oanh hòa giọng đọc kệ cổ, cất cao tiếng nghiền ngẩm kinh, nghiền ngẩm đến cùng .)
Đó là câu chọc ghẹo ông sư móm và chú Tiểu ngọng của cụ Nguyễn Khuyến.
Vậy chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt, sao cho ở đó song song tồn tại hai lượng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa. Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ, văn chương Việt Nam.