Nêu tên di tích,loại công trình,địa điểm ,kiến trúc, các hoạt động văn hóa,thể thao ở lễ hổi Đền Cuông
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đền Cuông là một trong những ngôi đền thờ An Dương Vương Thục Phán, tọa lạc trên núi Mộ Dạ thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ngoài đền thờ tại khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, An Dương Vương còn được nhân dân lập đền thờ tại Đền Cuông, xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nơi nhà vua tự vẫn sau khi giết chết con gái Mỵ Châu. Đền Cuông nằm ở lưng núi Mộ Dạ, sát quốc lộ 1A, phía sau là biển Cửa Hiền. Trên đỉnh núi Mộ Dạ, người dân còn lập một am thờ công chúa Mỵ Châu và mọi người vẫn gọi là am Mỵ Châu. Ngày nay, Đền Cuông vừa là một thắng cảnh, vừa là nơi tín ngưỡng linh thiêng của người dân nơi đây. Hàng năm, vào các ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng.
Từ Tp. Vinh, theo quốc lộ 1A khoảng 30 km về phía bắc sẽ tới Đền Cuông.
Lịch sửChưa rõ đền Cuông được lập từ bao giờ, nhưng vào đầu thế kỷ 19, đã thấy Phạm Đình Hổ nói đến trong sách Vũ Trung tùy bút. Các đời vua Nguyễn từ Gia Long đến Khải Định đều cho tu sửa.[1]
Ngay từ thời Đinh, đã thấy dã sử nhắc tới đền Cuông qua sự kiện tướng Võ Trung trấn giữ nơi đây đến thăm đền. Võ Trung là một vị tướng nhà Đinh, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân Ngô Xương Xí, Lã Xử Bình. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng phong Võ Trung chức đốc trấn châu Hoan. Khi Chiêm Thành sang cướp phá Đại Cồ Việt, ông làm phó tướng cùng Lê Hoàn đem quân đi đánh dẹp và giành thắng lợi.[2]
Khi Lê Hoàn sinh lòng tiếm quốc, lập mưu để Vua Đinh Tiên Hoàng giáng truất Võ Trung làm chức huyện lệnh Đông Thành (Huyện Đông Thành xưa nay là vùng đất thuộc hai huyện Yên Thành và Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ngày nay). Võ Trung ở Đông Thành được khoảng một năm, trong huyện yên ổn phong tục dân thuần hậu, được vài năm vua lại vời vào triều cho được khôi phục nguyên chức. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, Võ Trung biết ngôi Vua sẽ rơi vào tay Hoàn, ông bèn cáo bệnh lưu nhậm chờ khi nào khỏi bệnh sẽ về. Một hôm ông đến chơi núi Mộ Dạ thuộc huyện Đông Thành vào bái yết đền Cuông, lễ xong khi ấy ông hóa. Đền chính thờ Võ Trung ở nơi qui hóa là núi Mộ Dạ huyện Đông Thành phủ Diễn Châu. Lại một ngôi đền chính nữa là sinh từ ở quê ngoại nay thuộc xã Phạm Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên. Các triều vua lấy tên huyện do ông trị nhậm thuở trước làm tên ghi sắc phong là Đông Thành đại vương.[3]
Lễ hội đền Cuông (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu được của người dân Diễn Châu nói riêng và du khách thập phương nói chung.
Hàng năm, cứ vào dịp tháng hai âm lịch, nhân dân huyện Diễn Châu lại háo hức chuẩn bị đón chờ ngày lễ hội.
Đền Cuông ở Nghệ An
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Nghệ An
Mùa xuân, đến với đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc, cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi dấu đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu chạy trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển... Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân nhưng cũng đủ để ta rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm..
Đền Cuông thờ Thục An Dương Vương, nơi ghi dấu ấn truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã ghi công lao to lớn của Thục An Dương Vương, người đã giương cao ngọn cờ cùng nhân dân đánh Tần đuổi Triệu giành độc lập cho dân tộc. Mở đầu cho trang vàng chống ngoại xâm của dân tộc Viêt Nam.
Đám rước tại lễ hội
Những năm gần đây, du khách trẩy hội đền Cuông muốn vào thắp hương trong ngày tế lễ luôn phải vất vả vì chen chân từ dưới chân núi. Lòng thành kính, cầu an khiến ngay chính những người tổ chức lễ hội cũng phải ngạc nhiên. Chốn ấy là đất thiêng "cho nên cũng tuỳ lòng tín ngưỡng của nhân dân chứ không ngăn cấm được" - (Lời của Phạm Hy Lương - quan phó bảng ở Nghệ An năm 1874 viết trong bài văn bia khắc vào đá ở đền).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |