Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giải thích,chứng minh nội dung của câu ca dao

Hãy giải thích,chứng minh nội dung của câu ca dao 

      " Nhiều điều phủ lấy giá gương 

Người trong một nước thì thương nhau cùng "

3 trả lời
Hỏi chi tiết
193
2
0
Nguyễn Nguyễn
17/05/2021 08:00:10
+5đ tặng

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Thiên sơn tuyết liên
17/05/2021 08:00:45
+4đ tặng
Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy được phản ánh chân thực qua tác phẩm văn học dân gian mà điển hình là những vần điệu ca dao mượt mà gợi cảm:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng


Câu ca dao ấy có ý nghĩa giá trị như thế nào, ta thử cùng nhau tìm hiểu.

Từ câu ca dao, ta thấy hiện lên hình ảnh khá đẹp. Tấm nhiễu điều bao phủ phía ngoài chiếc giá gương, trải bao nhiêu năm tháng nó hứng chịu hết những bụi bặm của cuộc đời để mặt gương luôn sáng trong , ngời chiếu. Mượn sự vật vô tri, người xưa muốn gửi gắm một bài học làm người. Sống trên cùng một đất nước , con người phải biet yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau, nhất là trong những lúc khó khăn hoạn nạn để cùng nhau tồn tại và vưôn lên trong cuộc sống.

Mỗi người Việt nam dù miền xuôi hay miền ngược, dù đồng bằng hay vùng đồi núi cao nguyên vẫn có mối quan hệ thân thiết “ người trong một nước”. Vì vậy, cho dù khác nhau về địa phương, dân tộc, phong tục tập quán nưng người dân Việt Nam vẫn có bao điểm chung để làm nên tình nghĩa gắn bó keo sơn. Chung một dải đat cong cong hình chữ S, chung một nền văn hiến lâu đời, chung một lịch sử đấu tranh với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, chung một bọc trứng Au Cơ, nòi giống Tiên Rồng, chung một kẻ thù đó là thiên tai địch hoạ…


Những điểm chung ấy đã trở thành mối dây vô hình gắn chặt mọi người với nhau thành một khối. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghiã xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng mối quan tâm tương trợ lẫn nhau mỗi khi tối lửa tắt đèn. Tình cảm yêu thương vượt qua giới hạn của luỹ tre làng để đến với mọi nơi trên đất nước. Một hạt gạo, một gói quà, một tấm áo nghĩa tình gửi đến vùng bị thiên tai ẩn chứa biết bao niềm yêu thương, tình thân ái của những con người thấm nhuần đạo lý sống “ lá lành đùm lá rách”. Từ thành thị đến thôn quê, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những tấm lòng yêu thương tương trợ như thế.


Tinh thần yêu thương, tương trợ nhau thể hiện rõ nhất khi đất nước bị ngoại bang xâm lược. Miền Nam bước vào cuộc chiến đấu, miền Bắc chung vai tương trợ. Những phong trào yêu nước với tinh thần “ Tất cả vì miền Nam thân yêu”, từng đoàn quan Nam tiến “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” là tất cả tấm lòng của người dân Việt Nam đối với đồng bào ruột thịt của mình. Có thương yêu nhau ta mới cảm thấy đau đớn xót xa trước cảnh đồng bào bị rên xiết trong xiềng xích gông cùm. Từ tình thương, nhân dân ta chuyển thành sức mạnh, thành tinh thần đoàn kết, thành các hành động góp sức cho công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Nói như lời của Bác, tinh thần yêu nước đoàn kết ay chính là những thứ của báu được gìn giữ truyền đời và phát huy tác dụng vượt cả khộng gian thời gian để tồn tại và phát triển.


Thế nhưng, trong xã hội không phải không có những người cả đời chỉ lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình. Họ có thể sống phè phỡn, xa hoa, con em của họ có thể vung tiền qua cửa sổ trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, nhưng họ lại không một chút xao động trước nỗi đau của người khác, trước những mảnh đời bất hạnh đang diễn ra xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ nhỏ nhen, đi ngược lại truyền thống đạo lý của dân tộc, đáng cho người đời phê phán.


Câu ca dao ra đời từ xa xưa, nó là lời đúc kết kinh nghiệm từ thực tế để trở thành bài học đạo lí. Ta có thể bắt gặp bài học này qua nhiều câu có nội dung tương tự:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”


Hay : 

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”


Tóm lại, càng thấm nhuần lời dạy của ông cha, tuổi trẻ chúng ta ngày nay phải cố gắng xứng đáng với cha ông ngày trước. Trong giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển hiện nay, trước những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch bên ngoài , việc mỗi người chúng ta phải biết yêu thương đoàn kết với nhau để vượt qua thử thách là điều vô cùng quan trọng.
3
0
*•.¸♡???????? ...
17/05/2021 08:02:11
+3đ tặng

Ca dao tục ngữ của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Dường như chúng không cũ đi, mà vẫn luôn vẹn nguyên giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao dường như đã khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phái thương nhau cùng”

Được biết đến là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao cũng đã như khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để có thể là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc và cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta như cần phải hiểu về câu ca dao. “Nhiễu điều” đó chính là một tấm vải được phủ lên giá giương và khi không sử dụng. Nó như nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ cũng như không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ có thể phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó chính là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo của câu này thì những ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Đó có thể nói chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta cũng đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương và phải đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để cùng tạo lên sức mạnh tập thể. Và điều đó cũng giống như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh để có thể bổ sung cho nhau. Bên cạnh để khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Như Bác Hồ kính yêu đã dạy chúng ta rằng “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của một tập thể.
 

Và ta đã từng như truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Chính bởi như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Đó là sự minh chứng chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc và đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S tươi đẹp. Hình ảnh năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Có thể nói từ xưa đến nay, nhân dân ta dường như đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Và trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng chính bằng những tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta dường như vẫn là một nước tự do, độc lập khi chỉ với những gậy gộc thô sơ. Rồi cả trong những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Và nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân đồng lòng của nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.
 

Và cho đến ngày nay, trong thời đại hòa bình thì dường như tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Và chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy khi chứng kiến những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta như vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Để có thể chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, dường như mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Ta có thể khẳng định trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ và cho dù là về vật chất hay tinh thần. Cho nên vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn là những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã viết bài hát trong đó có câu “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Có thể nói sự đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, mà dân tộc chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Cũng bởi chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn và để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn và cả sựấm áp hơn bao giờ hết. Chính bởi nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Và cũng từ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Và cũng nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như ” Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, ” Tết trọn vẹn” dường như cũng đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, đó chính là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo