Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]
Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của thời nhà Trần: Kinh thành Thăng Long, khu cung điện Thiên Trường (Tức Mặc, Nam Định), khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh), lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), các chùa ở núi Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bối Khê (Hà Tây, Hà Nội), tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).
Điêu khắc và trang trí[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng Phật được tạc nhiều để thờ cúng, do đó, ở các chùa đều có tượng. Ngoài ra, còn có tượng quan hầu và tượng con thú ở các khu lăng mộ.Chạm khắc chủ yếu để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như những tác phẩm hoàn chỉnh.Hình Rồng thời nhà Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời nhà Lý
Đồ gốm[sửa | sửa mã nguồn]
Gốm thời nhà Trần có xương dày, thô và nặng hơn so với gốm thời nhà Lý. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh. Gốm hoa nâu, hoa lam với nét vẽ khoáng đạt không gò bó, đã nói lên tính phóng khoáng của nghệ nhân làm gốm thời nhà Trần.Đề tài trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu với thể thức không thay đổi nhiều so với thời nhà Lý. Cũng chính vì đặc thù này nên việc phân tách giữa gốm thời Lý và gốm thời Trần là điều không phải dễ dàng. Tuy nhiên, dựa vào một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo chân đế, hiện nay chúng tôi bước đầu đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa gốm Lý và gốm Trần. Nhìn chung, kỹ thuật tạo chân đế của gốm thời Trần thường không được làm kỹ như gốm thời Lý. cách bố cục hoa văn như thời Lý, nhưng về chi tiết gốm thời Trần không tinh xảo và cầu kỳ như gốm thời Lý. Đặc biệt đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trí hoa văn khắc chìm, thời Trần còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Dường như đây là loại hoa văn rất phát triển ở thời Trần và nó có sự phong phú, đa dạng hơn nhiều về hình mẫu so với gốm thời Lý đĩa lớn vẽ cành hoa cúc cùng nhiều chồng dính của loại gốm men độc sắc trang trí văn mây hình khánh, chim phượng và hoa lá