Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Người phương nam

Phân tích bài thơ người phương nam 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.322
1
2
Tú Uyên
23/05/2021 21:36:48
+5đ tặng


QĐND - Vũ Hồng đã tự đặt cho mình một thử thách không nhỏ khi “dám” đặt đầu đề cho bài thơ có 5 khổ của mình là “Người phương Nam”. Cả một bề dày lịch sử mấy trăm năm, một cuộc tạo tác lớn từ không đến có, một công trình mở dựng cả một miền đất mênh mang Tổ quốc. Nhiệm vụ của nhà thơ không phải là kể việc, thuật chuyện, nhất là một áng thơ trữ tình tự hạn chế chỉ hai mươi câu. Vũ Hồng đã xử lý thế nào? Anh tập trung cảm xúc vào mấy nét tính cách điển hình của những người xưa mở đất. Trước hết là sự dũng cảm, táo bạo, xông pha:… Từ giã kinh kỳ/bạt lau lách/Đuổi thú hung tàn dạt biển Đông/…Người phương Nam/ngày xưa áo tơi/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời/…Người phương Nam/đi là cứ đi/Một chiếc ghe con/có sá gì/…Không cần danh vị, bỏ vinh quy. Người phân tích thống kê những câu thơ biểu hiện tính cách dứt khoát, quả cảm, xông pha chứ không phải tác giả thống kê các hành động của “người phương Nam”. Tác giả đã chọn trong tính cách kia những gì có sức gợi nhất theo lối cách cảm xúc, tưởng tượng của anh. Biểu hiện bằng những tiết tấu mạnh, những hình ảnh khỏe, đậm chất hùng khí, hoang dại. Một nét tính cách nữa Vũ Hồng đặc biệt yêu thương, cảm kích, đó là trong vẻ trượng phu, ngang tàng hồ hải, trái tim “người phương Nam” mở đất tràn đầy ân nghĩa bạn bè, ân nghĩa quê hương-Rượu được nhắc đến 5/20 câu. Rượu biểu lộ nghĩa khí cả trong cuộc đối ẩm nhỏ lẫn trong công cuộc lớn, trong hành xử cuộc đời: … Người phương Nam cạn chén hồ trường/…Đêm sâu đối ẩm tràn chung rượu/Rượu say tim bốc lên tận trời/…Người phương Nam say thì say trọn/…Cạn chén này đi rồi bạn về… Con người phương Nam vạm vỡ, hết mình cả trong cuộc rượu kia, cũng yếu đuối, nặng lòng làm sao trong tình yêu dành cho bạn hữu. … Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê. Và quê hương đã trở thành cố hương nhói buốt ở phía sau, phía tít xa mờ kia: Nỗi nhớ cố hương còn chếnh choáng/Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu… Những “ầu ơ”, “ví dầu” gợi lên nỗi nhớ thắt ruột của lời ru thơ ấu, cũng gợi lên hình bóng mẹ, trái tim mẹ đang xót xa thương nhớ. Ầu ơ, ví dầu cũng xát muối lòng người với mái nhà, cỏ cây, vườn tược, con sông xưa… muôn nghìn quấn quýt. Mấy nét tính cách tách ra để phân tích, thực ra đều hòa nhuyễn, trộn lẫn trong từng câu thơ, đoạn thơ và cả bài thơ. Nghệ thuật bài thơ chính là đã thể hiện được đồng thời những nét ấy, dựng tạo nên cái mà có thể gọi là cốt cách con người phương Nam thời đi mở đất… Muốn đạt hiệu quả truyền cảm những gì mình định nói với người đọc về “người phương Nam”, nhất thiết người làm thơ phải tạo được không khí lịch sử xa xưa, không phải bằng dàn trải lời mà phải bằng ngôn từ chắt lọc đầy sức khơi gợi của thơ. Vũ Hồng đã làm được như thế trong chỉ 20 câu, năm đoạn. Bài thơ chặt chẽ mà vẫn xa xăm, cụ thể mà vẫn ảo mờ. Những từ Hán Việt đắt chỗ góp phần đắc lực dựng tạo không khí, thời điểm lịch sử vài trăm năm trước: Hồ trường, kinh kỳ, đối ẩm, phong trần, danh vị, vinh quy… Điệu thơ bi tráng có giọng một bài “hành” trong thơ cổ điển. Tôi rất thích đoạn kết. Mới đọc có vẻ cụt. Nhưng đọc kỹ thấy khá nghệ thuật. Cuộc chia tay ở đầu bài thơ là lên đường. Cuộc chia tay ở cuối bài vẫn là người lên đường năm xưa, sau những tháng năm dài đã khai phá thành một quê hương mới. Cuộc rượu giờ đây là cuộc rượu tiễn người bạn xưa đã từng nâng ly đưa tiễn “ta”, nay tới quê mới phương Nam gặp lại “ta” và phút này đây lại cạn chén giã biệt “ta” trở về (Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê). Cuộc tiễn đưa người về kẻ ở được diễn đạt như một trường đoạn phim, có cận cảnh, viễn cảnh. Và lúc viễn, lúc cận chập chồng: Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê… Nhà văn Sơn Nam trong lần ra Hà Nội đầu tiên (những năm 80 thế kỷ trước) từ trên máy bay nhìn xuống sông Hồng xa xa đã khóc. Ông rủ rỉ với bạn bè: “Thực ra quê cha đất tổ mình ở đây, rồi cứ lóc, lóc mà đi dần mãi về phía Nam…”. Tôi lại nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Văn Nghệ, nhà thơ dũng tướng đất Đồng Nai: Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Bài thơ Vũ Hồng đã làm cho tôi gần gũi biết mấy với “người phương Nam” con cùng Mẹ Việt. Tôi vẫn tiếc còn chưa nói hết cái hay của phong vị những câu thơ khó nói ra: Trăng phương Nam như tan trong sương/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời Rất gợi và chỉ nên im lặng tự thưởng thức. Vâng, như thế chính là thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Nguyễn Nguyễn
23/05/2021 21:37:10
QĐND - Vũ Hồng đã tự đặt cho mình một thử thách không nhỏ khi “dám” đặt đầu đề cho bài thơ có 5 khổ của mình là “Người phương Nam”. Cả một bề dày lịch sử mấy trăm năm, một cuộc tạo tác lớn từ không đến có, một công trình mở dựng cả một miền đất mênh mang Tổ quốc. Nhiệm vụ của nhà thơ không phải là kể việc, thuật chuyện, nhất là một áng thơ trữ tình tự hạn chế chỉ hai mươi câu. Vũ Hồng đã xử lý thế nào? Anh tập trung cảm xúc vào mấy nét tính cách điển hình của những người xưa mở đất. Trước hết là sự dũng cảm, táo bạo, xông pha:… Từ giã kinh kỳ/bạt lau lách/Đuổi thú hung tàn dạt biển Đông/…Người phương Nam/ngày xưa áo tơi/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời/…Người phương Nam/đi là cứ đi/Một chiếc ghe con/có sá gì/…Không cần danh vị, bỏ vinh quy. Người phân tích thống kê những câu thơ biểu hiện tính cách dứt khoát, quả cảm, xông pha chứ không phải tác giả thống kê các hành động của “người phương Nam”. Tác giả đã chọn trong tính cách kia những gì có sức gợi nhất theo lối cách cảm xúc, tưởng tượng của anh. Biểu hiện bằng những tiết tấu mạnh, những hình ảnh khỏe, đậm chất hùng khí, hoang dại. Một nét tính cách nữa Vũ Hồng đặc biệt yêu thương, cảm kích, đó là trong vẻ trượng phu, ngang tàng hồ hải, trái tim “người phương Nam” mở đất tràn đầy ân nghĩa bạn bè, ân nghĩa quê hương-Rượu được nhắc đến 5/20 câu. Rượu biểu lộ nghĩa khí cả trong cuộc đối ẩm nhỏ lẫn trong công cuộc lớn, trong hành xử cuộc đời: … Người phương Nam cạn chén hồ trường/…Đêm sâu đối ẩm tràn chung rượu/Rượu say tim bốc lên tận trời/…Người phương Nam say thì say trọn/…Cạn chén này đi rồi bạn về… Con người phương Nam vạm vỡ, hết mình cả trong cuộc rượu kia, cũng yếu đuối, nặng lòng làm sao trong tình yêu dành cho bạn hữu. … Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê. Và quê hương đã trở thành cố hương nhói buốt ở phía sau, phía tít xa mờ kia: Nỗi nhớ cố hương còn chếnh choáng/Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu… Những “ầu ơ”, “ví dầu” gợi lên nỗi nhớ thắt ruột của lời ru thơ ấu, cũng gợi lên hình bóng mẹ, trái tim mẹ đang xót xa thương nhớ. Ầu ơ, ví dầu cũng xát muối lòng người với mái nhà, cỏ cây, vườn tược, con sông xưa… muôn nghìn quấn quýt. Mấy nét tính cách tách ra để phân tích, thực ra đều hòa nhuyễn, trộn lẫn trong từng câu thơ, đoạn thơ và cả bài thơ. Nghệ thuật bài thơ chính là đã thể hiện được đồng thời những nét ấy, dựng tạo nên cái mà có thể gọi là cốt cách con người phương Nam thời đi mở đất… Muốn đạt hiệu quả truyền cảm những gì mình định nói với người đọc về “người phương Nam”, nhất thiết người làm thơ phải tạo được không khí lịch sử xa xưa, không phải bằng dàn trải lời mà phải bằng ngôn từ chắt lọc đầy sức khơi gợi của thơ. Vũ Hồng đã làm được như thế trong chỉ 20 câu, năm đoạn. Bài thơ chặt chẽ mà vẫn xa xăm, cụ thể mà vẫn ảo mờ. Những từ Hán Việt đắt chỗ góp phần đắc lực dựng tạo không khí, thời điểm lịch sử vài trăm năm trước: Hồ trường, kinh kỳ, đối ẩm, phong trần, danh vị, vinh quy… Điệu thơ bi tráng có giọng một bài “hành” trong thơ cổ điển. Tôi rất thích đoạn kết. Mới đọc có vẻ cụt. Nhưng đọc kỹ thấy khá nghệ thuật. Cuộc chia tay ở đầu bài thơ là lên đường. Cuộc chia tay ở cuối bài vẫn là người lên đường năm xưa, sau những tháng năm dài đã khai phá thành một quê hương mới. Cuộc rượu giờ đây là cuộc rượu tiễn người bạn xưa đã từng nâng ly đưa tiễn “ta”, nay tới quê mới phương Nam gặp lại “ta” và phút này đây lại cạn chén giã biệt “ta” trở về (Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê). Cuộc tiễn đưa người về kẻ ở được diễn đạt như một trường đoạn phim, có cận cảnh, viễn cảnh. Và lúc viễn, lúc cận chập chồng: Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê… Nhà văn Sơn Nam trong lần ra Hà Nội đầu tiên (những năm 80 thế kỷ trước) từ trên máy bay nhìn xuống sông Hồng xa xa đã khóc. Ông rủ rỉ với bạn bè: “Thực ra quê cha đất tổ mình ở đây, rồi cứ lóc, lóc mà đi dần mãi về phía Nam…”. Tôi lại nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Văn Nghệ, nhà thơ dũng tướng đất Đồng Nai: Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Bài thơ Vũ Hồng đã làm cho tôi gần gũi biết mấy với “người phương Nam” con cùng Mẹ Việt. Tôi vẫn tiếc còn chưa nói hết cái hay của phong vị những câu thơ khó nói ra: Trăng phương Nam như tan trong sương/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời Rất gợi và chỉ nên im lặng tự thưởng thức. Vâng, như thế chính là thơ.
Duyenn My
bài phân tích kiểu này đại trà quá , mình cần phân tích từng khổ , mở bài thân bài kết bài nữa ạ , chứ ghi kiểu này thì kh hiểu và kh phân tích được

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư