Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
25/05/2021 13:41:28

Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với người thầy qua đoạn trích bàn chân thầy giáo

cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với người thầy qua đoạn trích bàn chân thầy giáo

2 trả lời
Hỏi chi tiết
7.716
3
5
Nguyễn Minh Vũ
25/05/2021 13:42:20
+5đ tặng

Truyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp đã đưa chúng ta về với làng nhỏ Ku-ku-rêu của nước Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô (cũ). Câu chuyện về người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy- sen người thầy đầu tiên đã trồng hai cây phong nhỏ cùng cô bé An-tư-nai thuở trước. Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn hai cây phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong kí ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu.

Kỉ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật “tôi” – một họa sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỉ niệm của cả một thế hệ “chúng tôi”. Kí ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người họa sĩ – nhân vật “tôi” đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong – biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.

Bắt đầu của những kí ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trởthành của riêng làng Ku-ku-rêu: “chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”, trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến. Riêng đối với “tôi”, “mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy”. Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ. Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người họa sĩ.

Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu “tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Có lẽ chính tình yêu quê hương của người họa sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: “Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào”. Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, “nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì: “việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay”. Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”. Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?

Hai cây phong ấy còn là kỉ niệm chung của chúng tôi – bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn, trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay, một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, “như có một phép thần thông nàovụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”. Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về “những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cũng như bạn bè của mình, “tôi” – chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác “tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia”. Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ òa hạnh phúc cho tuổi thơ.

Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xóa tan đi bóng tốicho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hi sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phongcủa “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
6
Tôn Ngộ Không
25/05/2021 20:29:29
+4đ tặng

Trong số những người thầy giáo đứng trên bục giảng, có không ít người đã từng khoác áo lính, đã kinh qua khói lửa của chiến tranh. Tuổi thanh niên phơi phới của họ đã gửi lại nơi chiến trường với cây súng trong tay để giữ vững hoà bình độc lập cho dân tộc, và khi trở lại với cuộc sống đời thường, bàn tay ấy lại  cầm phấn viết nên những nét chữ thân thương để dìu dắt các thế hệ học sinh. Và không ít những người thầy giáo - người lính, đã gửi lại một phần thân thể của họ nơi khói lửa chiến tranh, để vĩnh viễn in những vết chân tròn trên những nơi mà họ đi qua, những vết chân tròn để lại trong lòng chúng ta những ám ảnh sâu sắc về tình thầy. Cậu bé thần đồng thơ Trần Đăng Khoa đã từng xúc động như thế trước bàn chân thầy giáo.

Bài thơ đọng lại trong ta những cảm xúc nghẹn ngào, những dấu hỏi xoáy sâu vào tâm linh như những băn khoăn trẻ thơ không thể nào lí giải: Một bàn chân của thầy đâu rồi?

Nỗi băn khoăn và suy nghĩ của học trò thật hồn nhiên, thơ ngây. Nhưng hình ảnh người thầy giáo ngồi cạnh đôi nạng gỗ giảng bài cho học sinh thì thật xúc động. Đó là hình ảnh chân thực như chính bộ mặt trần trụi, khốc liệt mà chiến tranh đã in dấu vĩnh viễn trên cơ thể của người thầy, nhưng đồng thời đó cũng là hình ảnh thật đẹp của tấm lòng của người thầy giáo- chiến sĩ đã cống hiến cho quê hương, vì đàn em.

Trong kí ức của những người trò nhỏ vẫn còn hằn in  rất rõ ấn tượng về buổi sáng mà mái trường bị bom Mỹ trút xuống tàn phá, ấn tượng về những ngổn ngang, lỗ chỗ vết bom bi có lẽ còn mãi ám ảnh tâm hồn trẻ thơ trong sáng như một nỗi kinh hoàng. Và, trên cái nền đổ nát  đó là hình ảnh thầy giáo em cầm súng ra đi, để lại đằng sau bài tập đọc còn dang dở cũng như những ước vọng khôn nguôi cháy lòng người ở lại. Người thầy giáo của trường làng đã như bao nhiêu người khác, xếp giáo án lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc, một sự ra đi giản dị, tự nhiên như một hành động tất yếu nhưng lại hết sức cao cả, dũng cảm. Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc, có biết bao nam nữ thanh niên sinh viên, giáo viên đã “xếp bút nghiên lên đường

Có chút gì nghèn nghẹn ở những câu thơ này. Cái nghẹn ngào xúc động bởi sự đối lập giữa vẹn nguyên nụ cười và cái khiếm khuyết của cơ thể. Thầy giáo trở về, vẫn vẹn nguyên là thầy thủa trước với nụ cười hiền hậu, thân thuộc, dẫu chiến tranh đã vĩnh viễn cướp đi của thầy một bàn chân. Có cái gì đó xa xót, mằn mặn trong câu thơ chở nặng tình thương của những người học trò trước mất mát không gì khỏa lấp.

Hình ảnh những vết chân tròn in dấu lên cổng trường những chiều giá buốt, những đêm mưa dầm thật cảm động. Bỗng nhiên vang lên đâu đây giai điệu bài hát Vết chân tròn trên cát của nhạc sỹ Trần Tiến.Anh thương binh vẫn đến trường làngDấu chân tròn ấy là chứng tích của những mất mát, hi sinh trên chiến trường đạn bom khói lửa cũng là hiện thân cho tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ của thầy.

Những suy tư trong câu thơ của cậu bé Khoa nhỏ tuổi khiến chúng ta chợt giật mình thảng thốt. Khiếm khuyết trên một phần thân thể của thầy và cái chưa hoàn hảo của đời ta có liên hệ gì không mà sao lại day dứt, ám ảnh đến vậy? Những câu thơ bao chứa cả một trời yêu thương và cảm phục của cậu trò nhỏ Trần Đăng Khoa, cũng là tiếng lòng đồng cảm của người đọc xin cúi mình trước sự hi sinh và cống hiến của những người thầy giáo đã từng khoác áo lính. Tâm hồn, tấm lòng người thầy chính là tấm gương sáng trong cho ta soi mình vào đó, nhìn nhận lại mình, tự thanh lọc tâm hồn để sống tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Hình ảnh bàn chân của thầy cứ trở đi trở lại trong những suy nghĩ miên man. Như hiện ra sống động, rờ rỡ trước mắt trẻ thơ là chiến trường đạn bom khói lửa và hình ảnh người thầy hiên ngang, can trường với bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc, bàn chân đi đánh Mỹ, bàn chân xông pha trận mạc làm nên lịch sử.

Không những thế, bàn chân của thầy còn dìu em đi suốt chiều dài yêu thương, chiều sâu đất nước. Bàn chân của thầy, bàn chân đã gửi lại trên chiến trường xa xôi, bàn chân để lại vết thương nhức nhối mỗi khi trái gió trở trời, bàn chân không còn hiện hữu… nhưng lại đem đến cho lũ học trò bao bài  học làm người, bài học về yêu thương, bài học về lòng dũng cảm, bài học về đức hi sinh…

Sự đối lập giữa cái đã mất và cái trọn vẹn trong hai câu cuối của bài thơ đã đọng lại những cảm xúc ấm nồng và tạo nên sức ám ảnh của bài thơ. Kì diệu thay, đôi bàn chân của thầy, đôi bàn chân đã mất nhưng vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời. Bởi:

Trần Đăng Khoa, với tấm lòng kính yêu, cảm phục, biết ơn chân thành đối với thầy giáo của mình đã khắc chạm chân dung người thầy - người lính với tấm lòng thuần hậu đầy vị tha và đức hi sinh cao cả. Dù trên chiến trường đầy đạn bom, hay trên bục giảng giữa mưa dầm gió bấc thì hình ảnh người thầy vẫn sáng lên tấm gương của sự tận tâm, tận tuỵ dìu dắt các thế hệ tương lai cập bến bờ tri thức và yêu thương. Bài thơ là tấm lòng biết ơn chân thành sâu nặng, mà Trần Đăng Khoa đã nói hộ chúng ta với những người thầy giáo, cô giáo đã hi sinh một đời cho ta những bài học làm người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo