Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về một làn điệu dân ca ở Ninh Bình mà em biết?


Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về một làn điệu dân ca ở Ninh Bình mà em biết?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
360
3
1
Thiên sơn tuyết liên
25/05/2021 21:15:31
+5đ tặng

Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình đã chú trọng công tác lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật của loại hình nghệ thuật dân tộc này.

Hát xẩm hay còn gọi là hát rong là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. Hát xẩm có nguồn gốc từ lâu đời, là một trong những món ăn tinh thần của người dân Việt Nam.

Theo các cụ cao niên ở huyện Yên Mô, hát Xẩm có giai điệu chậm rãi, khoan thai, trầm bổng, mang tính kể chuyện thông qua rất nhiều làn điệu và ca từ bắt nguồn từ dân gian. Loại hình nghệ thuật này còn có cấu trúc giai điệu uyển chuyển, tinh tế.

Đặc biệt, hát xẩm không hề kén người thưởng thức bởi lời xẩm mộc mạc dễ hiểu, phong cách chậm rãi, tự do. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, loại hình nghệ thuật hát xẩm có nguy cơ bị thất truyền bởi các nghệ nhân hát xẩm ngày một vắng bóng.

Huyện Yên Mô từng nổi tiếng có nghệ nhân hát xẩm, nghệ sỹ ưu tú Hà Thị Cầu có thể tự sáng tác, tự trình diễn nhạc cụ và biểu diễn một cách nhuần nhuyễn mang lại "linh hồn" cho loại hình nghệ thuật độc đáo này. Tuy nhiên, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã qua đời năm 2013 do tuổi cao.

Ông Vũ Văn Phó (ở huyện Yên Mô), học trò của nghệ nhân Hà Thị Cầu chia sẻ, ngay từ nhỏ ông đã yêu thích các giai điệu và ca từ của nghệ thuật hát xẩm bởi dù nội dung về tình yêu hay cuộc sống đều được các nghệ nhân hát xẩm "kể" bằng âm nhạc một cách hóm hỉnh, dễ nghe, dễ nhớ như bài "Xẩm Thập Ân," "Xẩm ngược đời," "Xẩm Anh Khóa," "Xẩm Trương Chi."

Những ca từ của xẩm hàm chứa những triết lý, những lời răn dạy đạo lý rất ý nghĩa.

"Giờ đây, khi đã ở tuổi xế chiều, tôi chỉ mong muốn được kế cận nghệ nhân Hà Thị Cầu truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc cho lớp trẻ"- ông Phó chia sẻ.

Nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đang có nguy cơ bị thất truyền, từ năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm”. Đề án được giao cho Nhà hát chèo Ninh Bình phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Yên Mô thực hiện.

Ông Nguyễn Xuân Bính, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao huyện Yên Mô cho biết, đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm" nhằm sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài hát xẩm theo các làn điệu cổ truyền, dàn dựng chương trình hát xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát xẩm thông qua các hoạt động biểu diễn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để thực hiện mục tiêu này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú ở Trung ương và địa phương sưu tầm các làn điệu, các bài hát xẩm cổ truyền, biên soạn chương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật hát xẩm cho các diễn viên, nhạc công Nhà hát chèo Ninh Bình, các diễn viên quần chúng ở huyện Yên Mô. Sau khi được truyền nghề, các học viên tham gia dàn dựng, biểu diễn chương trình hát xẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng nghệ thuật hát xẩm tới công chúng và truyền nghề cho lớp trẻ kế cận.

Theo đó, từ năm 2011 đến nay, huyện Yên Mô đã tổ chức hơn 10 lớp truyền dạy hát xẩm miễn phí cho học sinh và cho người yêu thích bộ môn này. Ngoài dạy cho học sinh, huyện Yên Mô còn tổ chức dạy hát xẩm cho giáo viên thanh nhạc của các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn nhằm đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này vào trường học.

Năm 2018, huyện tiếp tục mở lớp truyền dạy nhạc cụ hát xẩm. Đây là lớp học đầu tiên về truyền dạy nhạc cụ hát xẩm với mong muốn xây dựng được lớp nhạc công trẻ kế cận, trong tương lai có thể phát huy loại hình văn hóa phi vật thể hát xẩm. Lớp học được tổ chức trong 2 tháng cho gần 40 học viên, là hội viên các câu lạc bộ hát chèo, hát xẩm trong huyện.

Các học viên được truyền dạy cách sử dụng các nhạc cụ về đàn nhị, trống mảnh và sênh là 3 nhạc cụ quan trọng trong biểu diễn hát xẩm. Thời gian tới, Ủy ban Nhân dân huyện Yên Mô tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này.

Với các hoạt động truyền dạy hát xẩm, biểu diễn, phục vụ các sự kiện và biểu diễn phục vụ khách du lịch cùng nỗ lực từ hoạt động của các cơ quan chức năng ở địa phương, nghệ thuật hát xẩm đang được bảo tồn, phát huy, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
huy buồn
25/05/2021 21:45:15

Đất nước Việt Nam với bề dày bốn ngàn năm lịch sử, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, vùng miền, dân tộc đã tạo nên một cái nôi nghệ thuật đặc sắc với nhiều thể loại hình thức nghệ thuật khác nhau. Tuy nhiên được nhiều người biết đến nhất và yêu thích có thể kể đến hình thức nghệ thuật Chèo. Nó đã trở thành một loại hình sân khấu vô vùng đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung.

 

Nghệ thuật Chèo vốn được sản sinh từ vùng Đồng Bằng Bắc Bộ phổ biến nhất là từ vùng Nghệ Tĩnh chở ra. Chèo bắt nguồn từ hình thức nhại, diễn xướng dân gian từ thế kỉ 11. Chèo bao gồm có nhiều thể loại như hát, múa dân gian và văn học tích trì. Chèo mang âm hưởng của các câu ca dao tục ngữ dân dã hóm hỉnh gần gũi với cuộc sống lao động của con người.

 

Bên cạnh đó Chèo còn là tiếng nói nhân đạo đầy thẳng thắn, kịch liệt đả kích cái ác, cái xấu đề cao giá trị chân thiện mỹ và lương tri của con người. Những vở chèo cổ thường có kết thúc có hậu theo truyền thống phương Đông, là tiếng nói ngợi ca tình thương sự bác ái giữa người với người.

 

Kể từ khi ra đời đến nay dù đã trải qua cả chục thế kỉ song loại hình nghệ thuật này dường như chưa bao giờ giảm sức hút đối với khán giả mọi lứa tuổi, mọi quốc tịch. Có những giai đoạn nghệ thuật Chèo tưởng như không thể đứng lên được nữa song với giá trị tinh thần mà nó mang đến loại hình này đang dần được khôi phục và phát triển nhằm giữ gìn một bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Từ xa xưa hình thức chèo vốn đã gắn bó mật thiết với người dân. Có những hội chèo diễn ra cả tuần lễ nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Các vở chèo cổ thường là tiếng nói nhân văn của con người. Không chỉ vạch mặt bọn quan lại phong kiến, ác bá cường quyền mà còn đề cao ước mơ của con người, khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Vì thế người ta yêu chèo vì nó chính là tiếng nói của cuộc đời.

 

Những vở chèo còn là những mẩu chuyện lấy ra từ trong thi ca nó đặc trưng bởi chất thơ mộng, hành văn nhuần nhuyễn,.. Nó chính là sản phẩm của quá trình lao động và sinh hoạt của nông dân chân lấm tay bùn. Điều quan trọng với một diễn viên chèo khi đứng trên sân khấu không phải chỉ là múa mà phải thể hiện được sự uyển chuyển nhịp nhàng. Điệu múa không phải mang tính trừu tượng, ước lệ như các loại hình khác mà nó phải gắn liền với đời sống con người, với nguồn gốc ra đời của nó.

 

Người ta diễn chèo không phải chỉ múa, chỉ độc thoại nên những câu ca dao tục ngữ mà phải hát. Âm điệu chèo nghe rất ngọt ngào, đi sâu vào tâm trí con người. Hiện nay loại hình nghệ thuật này đang dần dần sống lại và trở nên quen thuộc với nhiều người. Bằng chứng là tại Thủ đô và các thành phố lớn đã thành lập những đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp. Nó không chỉ góp phần truyền bá nghệ thuật dân gian mà còn phục vụ đời sống tinh thần của người dân trong nước.

 

Nghệ thuật chèo ngày nay được rất nhiều người dân yêu thích. Nó không chỉ phản ánh giá trị đạo đức con người mà còn hướng con người ta tới sự hoàn thiện về tư tưởng nhân cách. Những vở chèo cổ không chỉ làm xúc động nhiều khán giá trẻ mà nó còn thể hiện sức sống mãnh liệt của loại hình dân gian này

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×