Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn trình bày luận điểm :" cảm nghĩ của nhà thơ về vầng trăng trong hiện tại " ( văn bản Ánh Trăng- Nguyễn Duy )

Viết một đoạn văn trình bày luận điểm :" cảm nghĩ của nhà thơ về vầng trăng trong hiện tại " ( văn bản Ánh Trăng- Nguyễn Duy )

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
271
3
1
Nguyễn Anh Minh
26/05/2021 21:04:29
+5đ tặng

Trăng - Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh "Đầu súng trăng treo" thì "Ánh trăng" của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín. Đó là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn". Đối với nhà thơ đây là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh. Nó như hồi chuông gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người.

Có thể nói, với mỗi chúng ta, vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên nhiên, đất trời ban tặng. Nhưng với Nguyễn Duy, vầng trăng không những là hình ảnh của quê hương mà nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ, là quá khứ nghĩa tình, chan chứa yêu thương, là một quan tòa lương tâm trong tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ.

"Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ".

Tuổi thơ tác giả được gắn bó với "vầng trăng", "với đồng", "với sông" rồi "với bể". Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam. Đến lúc đi chiến đấu trăng lại như người bạn thân luôn sát cánh bên người lính, cùng người lính trải nghiệm sương gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính. Tình cảm gắn bó bao lâu, nay chỉ biết hợp thành hai "tri kỷ". Một tình bạn thật đẹp, thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính:

"Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa"

Nhưng rồi năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đã xa làng quê thanh bình của tuổi thơ về với thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt:

"Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện đi qua ngõ
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường".

Những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, những ngày khó khăn trong chiến trường cùng "vầng trăng" đã đi vào dĩ vãng. Người lính năm xưa đã vô tình lãng quên quá khứ, quên người bạn "tri kỷ" của mình. Dẫu bạn - đồng chí, có đi ngang qua ngõ thì cũng chỉ là một thoáng lướt qua. Một phần vô tâm của con người đã lấn át lý trí người lính. Nhưng trong một hoàn cảnh đặc biệt "Đèn điện tắt", người lính phải giật mình sững sờ: "Đột ngột vầng trăng tròn". "Vầng trăng" lại tìm đến và đối mặt với người lính. Người bạn năm xưa đã tìm đến, bạn ư? Bao lâu nay người lính đã quên mất rồi! Nhưng, "đột ngột" - một sự xuất hiện không dự báo trước.

"Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình".

Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng - hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung. "Trăng cứ tròn vành vạnh". Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn tỏa sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng "im phăng phắc", một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng. "Vầng trăng" dửng dưng không có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. "Ánh trăng" hay chính là quan tòa lương tâm đang đánh thức một hồn người. Cái "giật mình" của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi "vầng trăng" đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối.

Chỉ với một "vầng trăng" - "vầng trăng" của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể. "Ánh trăng" là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè bạn, là quan tòa lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn và con người vẫn còn cơ hội sửa chữa sai lầm.

Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. "Ánh trăng" của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Đạo lý sống thủy chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
Hiển
26/05/2021 21:04:31
+4đ tặng

Vầng trăng tri kỷ ngày nào bỗng dưng trở thành “người dưng”, người khách qua đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung. Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn’ cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỷ, tình nghĩa như xưa, vì có người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.Câu thơ dưng dưng, lạnh lùng, nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống, tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng?. Bởi thế mà ca dao mới lên tiếng nói: “Thuyền về có nhớ bến chăng?”. Nhà thơ Tố hữu trong bài thơ Việt Bắc cũng đã diễn tả nỗi băn khoăn của nhân dân việt Bắc khi tiễn đưa cán bộ về xuôi.

1
0
Trần Khánh
26/05/2021 21:07:36
+3đ tặng

Sau chiến tranh, người lính từ giã núi rừng nhưng không trở về miền quê mà lại lên thành phố – nơi đô thị hiện đại – một không gian xa lạ. Khi đó mọi chuyện bắt đầu đổi khác:

“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”.

Sự thay đổi của hoàn cảnh sống – không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt đã khiến con người đổi thay chóng quánh. Từ hồi về thành phố, con người say mê trong cuộc sống tiện nghi với “ánh điện, cửa gương” rực rỡ sắc màu. Người lính bình dị năm xưa bắt đầu quen sống với những tiện nghi hiện đại như “ánh điện, cửa gương”. Cuộc sống công nghiệp hoá đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người. Anh lính đã quên đi chính ánh trăng đã đồng cam cộng khổ cùng người lính, quên tình cảm chân thành, quá khứ cao đẹp nhưng đầy tình người.

Vầng trăng tri kỷ ngày nào bỗng dưng trở thành “người dưng”, người khách qua đường xa lạ, còn con người đâu còn son sắt thuỷ chung. Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn’ cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỷ, tình nghĩa như xưa, vì có người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.

Câu thơ dưng dưng, lạnh lùng, nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Có lẽ nào sự biến đổi về kinh tế, về điều kiện sống, tiện nghi lại kéo theo sự thay dạ đổi lòng?. Bởi thế mà ca dao mới lên tiếng nói: “Thuyền về có nhớ bến chăng?”. Nhà thơ Tố hữu trong bài thơ Việt Bắc cũng đã diễn tả nỗi băn khoăn của nhân dân việt Bắc khi tiễn đưa cán bộ về xuôi:

“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
 

Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở: đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta. Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng được giải bày trung thực ở hai khổ thơ cuối. Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ, không hẹn trước:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”

Sự đổi thay của con người không làm vầng trăng cau mặt. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. “Trăng tròn” là một hình ảnh thơ khá hay, không chỉ là ánh trăng tròn mà còn là tình cảm bạn bè trong trăng vẫn trọn vẹn, vẫn chung thuỷ như năm xưa. Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỷ ngày nào.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×