Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận 12 câu theo cách quy nạp. Để làm rõ hình ảnh chiếc xe trường sơn được thể hiện trong khổ thơ cuối bài thơ "Tiểu đội xe không kính". Trong đoạn có sử dụng câu bị động, phép nối và 1 câu có sử dụng khởi ngữ (gạch chân)

viết đoạn văn nghị luận 12 câu theo cách quy nạp để làm rõ hình ảnh chiếc xe trường sơn được thể hiện trong khổ thơ cuối bài thơ về tiểu đội xe không kính trong đoạn có sử dụng câu bị động, phép nối và 1 câu có sử dụng khởi ngữ (gạch chân)

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.544
1
0
Anh Daoo
28/05/2021 14:35:19

Hình ảnh gây ấn tượng nhất với bạn đọc là hình ảnh những chiếc xe không kính, ngay với câu thơ đầu tiên, Phạm Tiến Duật đã thật hóm hỉnh khi giới thiệu về chúng:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Câu thơ đầu sử dụng một loạt từ phủ định từ không có, không phải để rồi sau đó giải thích do bom giật, bom rung nên kính đã vỡ hết. Giọng thơ thật hóm hỉnh mà cũng thật ngang tàng. Chiếc xe ấy không chỉ vỡ kính mà còn không có đèn, không có mui, thùng xe xước. Hình dáng chiếc xe thật méo mó đã phản ánh sự khốc liệt của chiến trường, phá hủy toàn bộ những chiếc xe đi trên cung đường Trường Sơn. Đồng thời cũng cho thấy nhưng gian khổ mà người lính phải gắng mình vượt qua. Không chỉ vậy, ta còn nhận được sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe. Nhưng cũng chính nhờ chiếc xe không kính đó, mà người lính có cơ hội hòa mình vào thiên nhiên, phát hiện vẻ đẹp của đất trời, làm cho tình đồng chí, đồng đội trở nên gắn bó và khăng khít hơn.

Trên tuyến đường Trường Sơn hết sức gập ghềnh chứa đầy hiểm nguy, ta không chỉ thấy nổi bật hình ảnh những chiếc xe không kính, mà nổi bật và đẹp đẽ hơn cả là chân dung những người lính lái xe.

Trước hết họ hiện lên trong tư thế ung dung, hiên ngang: Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. Chữ ung dung được đảo lên đầu câu, nhấn mạnh vào tư thế chủ động, bình tĩnh, tự tin của người lính. Điệp từ nhìn, cùng thủ pháp liệt kê với lối miêu tả hiện thực trần trụi, không né tránh, đã khắc họa những gian khổ mà họ phải đương đầu. Tuy nhiên, họ không hề né tránh mà kiên cường, anh dũng đối mặt với những gian nan, thử thách ấy.

Họ còn mang trong mình tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh thần trẻ trung, hóm hỉnh. Hiện thực vô cùng gian khổ: bụi, mưa Trường Sơn dưới con mắt họ không còn là những thử thách, khó khăn mà nó trở thành cơ hội để họ giao hòa với thiên nhiên. Giọng điệu hóm hỉnh, đầy vui đùa: ừ thì có, không có, chưa cần đã làm mờ đi cái khắc nghiệt của chiến tranh, cái nhìn trở nên lạc quan, tươi vui hơn.

Trải qua nhiều gian khó, đối với họ tình cảm đồng đội thật thiêng liêng, trân quý. Tình cảm ấy, không thể hiện bằng lời nói ngọt ngào mà chỉ đơn thuần là cái bắt tay vội vã khi gặp nhau giữa đường. Cái bắt tay ấy giúp họ chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, tiếp cho họ thêm sức mạnh để tiếp tục chiến đấu trên những chặng đường phía trước. Lời động viên thầm lặng mà nồng ấm, có sức mạnh to lớn, không gì có thể thay thế được. Sự gắn bó của họ không chỉ dừng lại ở tình cảm đồng chí, đồng đội, ở tình cảm bạn bè mà đã được nâng lên một thứ tình cảm khác thiêng liêng, quý báu hơn đó là tình cảm gia đình: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/ Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy. Giữa những khói bom lửa đạn của chiến tranh, họ vẫn dành cho nhau chút thời gian ngắn ngủi để cùng nhau ăn bữa cơm. Dù bữa cơm trắng có phần đạm bạc nhưng lại ấm áp tình người. Bữa cơm ấy đã xóa nhòa khoảng cách, khiến những con người xa lạ trở thành những người anh em ruột thịt. Bữa cơm đã tiếp thêm cho họ sức mạnh tinh thần để lại đi lại đi trời xanh thêm. Điệp từ lại đi được lặp lại hai lần cho thấy những đoàn xe nhịp nhàng nối đuôi nhau ra trận trong không khí khẩn trương. Hình ảnh ẩn dụ trời xanh thêm cho chúng ta thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm vui phơi phới của những chiến sĩ. Đồng thời màu xanh đó cũng tượng trưng cho tương lai hi vọng vào ngày mai tất thắng của dân tộc.

Khổ thơ cuối cùng, một lần nữa khắc họa, khẳng định ý chí chiến đấu vì miền Nam, vì độc lập của tổ quốc. Ba câu thơ đầu, Phạm Tiến Duật đề cập đến những cái không của những chiếc xe: không có kính, không có đèn, thùng xe xước. Nhưng chính cái không ấy để đến câu thơ cuối cùng ông làm nổi bật lên cái có:

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Trái tim nồng ấm, nhiệt thành đã trở thành nhãn tự, làm bừng sáng cả bài thơ. Chỉ cần trong những chiếc xe đó có trái tim của những người chiến sĩ thì mọi khó khăn, gian khổ đều có thể vượt qua để đi đến chiến thắng cuối cùng. Hình ảnh người lính lái xe là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì chống Mỹ cứu nước.

Tác giả sử dụng thể thơ tự do đậm chất văn xuôi khiến câu chuyện về người lính được thuật lại thật tự nhiên, hóm hỉnh. Hình ảnh thơ chân thực. Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày nên dễ đi vào lòng người. Giọng điệu: vừa ngang tàng, khỏe khoắn vừa hài hước, dí dỏm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Thị Thu Hà
28/05/2021 14:36:44
+4đ tặng
Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã ghi dấu vẻ đẹp người lính là vẻ đẹp ở tư thế của người ra trận đầy khốc liệt trộn không lẫn của tuyến đường vận tải có một không hai trên thế giới, với một khí phách lái xe bất chấp mọi bom đạn nắng mưa, gió bụi, đói ăn, đói ngủ. Bài thơ khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn coi thường gian khổ hiểm nguy, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ thời chống Mĩ. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện rất hay trong khổ cuối bài thơ của bài thơKhổ thơ dựng lên hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ và thú vị làm nổi bật sự khốc liệt trong chiến tranh nhưng cũng làm nổi bật ý chí chiến đấu, quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt. Hai câu thơ đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn . Âm điệu đối chọi mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Những chiếc xe ấy đã bị bom đạn chiến tranh phá hủy nặng nề, mất đi cả những hệ số an toàn, tưởng như không thể lăn bánh. Vậy mà những người chiến sĩ lái xe đâu có chịu dừng. Những chiếc xe vận tải của họ chở lương thực, thuốc men, đạn dược vẫn chạy trong bom rơi đạn lửa bời phía trước là miền Nam đang vẫy gọi. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn phải tiếp tục. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ .Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường, giầu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim con người đã cầm lái? Tình yêu Tổ Quốc, tình yêu thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích? 
Ẩn sau ý nghĩa trái tim cầm lái, câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người- con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắc. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo