Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Có lẽ các bạn cũng đã biết xưa nay tình mẫu tử luôn là đề tài phong phú cho thơ ca. Những bài thơ nói về tình cảm cha con thì rất là ít. Riêng bài thơ "Nói với con" của tác giả Y Phương là một trong những tác phẩm rất hiếm hoi đó. Bài thơ Nói với con thể hiện tình cảm êm ấm của gia đình, tình yêu quê hương da diết, ngọt ngào và ngợi ca giá trị truyền thống tình nghĩa, sức sống mạnh mẽ của người dân miền núi.
Cội nguồn sinh dưỡng của con trước hết là cái nôi gia đình con lớn lên trong mái ấm có cha có mẹ trong vòng tay yêu thương. Cha mẹ thấy hạnh phúc sung sướng, từ bước chập chững từ tiếng nói tiếng cười đầu tiên của con. Cách nói mộc mạc, nghệ thuật liệt kê điệp ngữ, gợi ra không khí gia đình đầm ấm tràn ngập yêu thương.
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
Hơn thế, cái nôi nhỏ bé ấy, còn được đùm bọc bởi cái nôi rộng lớn đó là quê hương. Con lớn lên trưởng thành trong cuộc sống lao động trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình quê hương. Tác giả vận dụng cách nói của người miền núi để sáng tạo những hình ảnh cụ thể vừa mang tính khái quát cao. Người đồng mình, vùng núi, dân tộc mình yêu lắm con ơi. Đan lờ, ken vách cần cù lao động, cần cù lao động đùm bọc sẻ chia gắn bó với nhau.
"Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng"
Thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng trở qua nghệ thuật nhân hóa. Điều đó khẳng định một quê hương nghĩa tình. Người cha muốn nói với con vẻ đẹp ấy của người đồng mình mà để yêu, gắn bó. Do đó, khi sung sướng ôm con thơ vào lòng nhìn con khôn lớn, suy nghĩ về nghĩa tình làng bận quê nhà người cha nghĩ về kỉ niệm hạnh phúc.
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"
Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước ở bên con. Vẫn cách diễn đạt mộc mạc độc đáo. Nhà thơ tiếp tục thể hiện, nét đẹp của người đồng mình qua những hình ảnh đặc sắc.
"Người đồng mình…
...
không lo cực nhọc"
Điệp ngữ "người đồng mình" lặp lại ba lần, đó là cảm xúc trào dâng trong tâm trạng nhà thơ. Biết bao nỗi niềm thiêng liêng da diết với quê hương với con người nơi đây mà thổn thức thành lời gọi "Yêu lắm, thương lắm, con ơi". Đứng trước hoàn cảnh quê hương đất nước lúc bấy giờ điểm tựa tinh thần và củng cố niềm tin duy nhất là cách tin vào sức mạnh truyền thống dân tộc lòng thủy chung với quê hương. Dù hôm nay quê hương, người đồng mình còn nghèo gian nan vất vả." Sống trên đá, trong thung lên thác, xuống ghềnh" thì cũng đừng "chê đá gập ghềnh, chê thung nghèo đói". Lạc quan " như sông, như suối". Trong ý thơ có nét đặc sắc, nhà thơ lấy cái cao xa của trời đất để đo tầm kích của nỗi buồn và ý chí người đồng mình, tác giả muốn nhắn nhủ khuyên răn truyền cho con cách nhìn và nghị lực, nỗi buồn dẫu cao to như núi thì ý chí tâm hồn con người, sẽ càng xa càng dài như sông suối, lớn lao như biển rộng. Phải biết chân trọng yêu thương nơi mình sinh ra và lớn lên. Dù gian nan đến đến đâu cũng đừng chê đừng bỏ, đừng làm việc trái lòng mình. Phải biết cần cù lạc quan để vượt qua để sống cho xứng đáng.
Người đồng mình tuy mộc mạc thô sơ nhưng giàu bản lĩnh và lòng tự trọng
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục"
Ý thơ cụ thể mà hàm ý sâu xa, nhà thơ nhắc lại hai lần người đồng mình thô sơ da thịt, mộc mạc. Về lời ăn tiếng nói nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé về ý chí nghị lực lòng tự trọng mà ngược lại rất mạnh mẽ, khoáng đạt giàu niềm tin và tinh thần lạc quan, bền bỉ gắn bó với quê hương. Câu thơ độc đáo mang cách nói đặc trưng sâu sắc của người miền núi.
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"
Đục đá kê cao là hành động thực người miền núi thường đục quá kê cao nhà kê nối đi, từ hình ảnh đó lời thơ chuyển nghĩa khái quát " kê cao quê hương" đó là ý thức bảo vệ và tinh thần xây dựng quê hương ngày càng tiến bộ giàu đẹp hơn là tôn vinh giữ gìn truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương.
Những câu cuối, nhà thơ khẳng định muốn truyền cho con sức mạnh vào truyền thống quê hương, người đồng mình tuy thế nhưng sống cao đẹp, mong con sau này lớn khôn trưởng thành trên cuộc đời phải sống cao thượng để xứng đáng truyền thống tốt đẹp đó. Bài thơ sử dụng thể thơ tự do, số câu số chữ không khuôn chỉnh phù hợp mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt nhịp điệu bay bổng nhẹ nhàng.
Qua những lời tâm sự của cha đối với con. Ta thấy tình cảm cha con thật thân thích, trìu mến, người cha luôn muốn truyền dạy cho con những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi người con như chúng ta hãy chân trọng cố gắng giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |