Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh vẻ đẹp của người lính chống Pháp và chống Mĩ qua 2 bài thơ bằng đoạn văn Tổng-Phân-Hợp (15-17 câu)

So sánh vẻ đẹp của người lính chống Pháp và chống Mĩ qua 2 bài thơ bằng đoạn văn Tổng-Phân-Hợp 15-17 câu .

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
571
3
2

Là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Chính Hữu và Phạm.Tiến Duật từng sống, trải nghiệm và thấm thía đời sống của người lính trên chiến trường. Trên đôi bàn tay của hai nhà thơ không chỉ vững vàng những cây súng đánh giặc mà còn từng bung nở cho đời những vần thơ diệu kì về người lính. Hai trong số những áng thơ ấy là Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cùng khắc họa hình ảnh người lính trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nhưng bén cạnh những điểm chung vốn dễ nhận thấy, ở hai bài thơ, mỗi bài lại có những nét đẹp riêng.

Bài thơ Đồng chí cua Chính Hữu ra đời năm 1948, những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ. Những người lính cúa "Đồng chí" là những người lính chống Pháp, họ đến với kháng chiến từ màu áo nâu của người nông dân, từ cái nghèo khó của những miền quê lam lũ:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sói đá

Còn Bài thơ vè tiêu đội xc không kính cùa Phạm Tiến Duật ra đời năm 1969, thời diêm cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang vào hồi ác liệt. Những người lính thời kì này còn rất trẻ. Họ phần lớn vừa rời ghế nhà trường, tâm hồn còn phơi phới tuổi xuân. Đó là những con người:

Xé clọc Trường Sơn đi đánh Mĩ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như vậy tất yếu dẫn đến sự khác nhau về ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính ở hai bài thơ. Nhận thức về chiến tranh của những người lính chống Pháp còn đơn giản, chưa sàu sắc như thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong "Đồng chí", tình cảm thiêng liêng nhất được nhắc tới là tình đồng chí, đồng đội. Trong "Bài thơ về tiêu đội xe không kính" mới thấy xuất hiện ý niệm về ý chí, tinh thần yêu nước:

"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim"

Sống giữa chiến trường với tình đồng đội thiêng liêng, người lính chống Pháp nhớ về gia đình với mẹ già, vợ dại, con thơ. Người lính kháng Mĩ thì đã khác. Họ hiểu rằng kháng chiến là gian khố và còn trường kì nữa. Vậy nên xe hàng cùng con đường ra mặt trận đã trở thành ngôi nhà chung và những người đồng đội đã trớ thành gia đình ruột thịt:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy".

Và điều khác nhau cơ bản giữa hai thi phẩm chính là bút pháp thơ của hai tác giả. Chính Hữu dùng bút pháp hiện thực - lãng mạn dựng lên hình ảnh những người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến với nhiều khó khăn thiếu thôn:

"Áo anh rách vai Quần tôi có vài mánh vá

Miệng cười buốt giá Chân không giày"

Cảm hứng lãng mạn được lắng đọng trong cảm xúc về tình đồng chí thiêng liêng: "Đồng chí!" cùng những hình ảnh thơ giàu sức gợi "đầu súng trăng treo". Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lại được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn - hiện thực. Cái khó khăn thiêu thốn không bị lảng tránh:

"Không có kínli rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước".

Nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là sự ngang tàng, tinh nghịch của những người lính trẻ lạc quan yêu đời:

"Ung dùng buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thắng"

"ừ thì gió bụi"

"ừ thì ướt áo",...

Có thế nói, trong "Đồng chí" của Chính Hữu, nhà thơ đã dựng lên hình ảnh người lính với tình đồng đội thiêng liêng chia sè với nhau những khó khăn, cực nhọc của một cuộc sống kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiên Duật lại khắc họa tuổi trẻ trẻ trung, yêu đời, yêu sống tinh nghịch và đầy ước mơ, lí tướng của những người lính chống Mĩ.

Tuy có những sự khác nhau do hoàn cảnh lịch sử chi phối như vậy song những người lính trong hai bài thơ vẫn mang những đặc điểm chung đáng quý của người lính quân đội nhân dân. Đó là tấm lòng yêu nước, yêu đồng chí, đồng đội.

Vì tiếng gọi của non sông tất cả đã bỏ lại phía sau những "bến nước gốc đa", những con phố, căn nhà và cả những người thân yêu nhất. Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, thì tinh thần chiến đấu cùa những người lính lại bùng lên mạnh mẽ, sục sôi khí thế. Họ không nề nguy hiểm, khó khăn, vẫn vững lòng cầm chắc tay súng đê bảo vệ quê hướng, đất nước:

"Súng bên súng đầu sát bên đẩu"

"Xe vẫn chạy vì miền Nam phia trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim".

Họ cũng sát cúng bên nhau, bên những người đồng đội để cùng chiến đấu dũng cám. Nếu trong "Đồng chí" l

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Thì trong Bài thơ về tiểu đội xe không kinh hình ảnh đó đã trở nên thân quen:

Bắt tay qua cửa kinh vỡ rồi

Không kể thiếu thổn, khó khăn, họ vẫn chấp nhận, vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng, họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm ấy. Sống và chết, dường như trong tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy.

Dù có những điểm giống và khác nhau rõ rệt nhưng điều đó càng khiến những người lính cụ Hồ hiện lên qua nhiều màu vẻ, sinh động và gần gũi. Điều đó trước hết giúp người đọc càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ, họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của nhân dân gửi gắm nơi họ. ơ các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tướng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng. Không chỉ vậy, những nét khác biệt còn thể hiện từng phong cách riêng của mỗi tác giả trong phương thức thể hiện. Điều đó làm giàu, làm đẹp thêm cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nguyễn Thị Thu Hà
02/06/2021 09:13:53

Người lính là một trong những hình tượng trung tâm của văn học cách mạng Việt Nam. Đi vào trang văn trang thơ là những anh bộ đội Cụ Hồ với những phẩm chất đáng quý. Hai tác phẩm Đồng chí (1948) của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969) của Phạm Tiến Duật cũng nằm trong dòng chảy đó.

Hai bài thơ, mỗi bài mỗi vẻ. Ở Đồng chí của Chính Hữu, người đọc bắt gặp hình ảnh người nông dân mặc áo lính giản dị, chân thành, chất khác với hoàn cảnh xuất thân bình dị:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn, ra đi từ những miền quê nghèo khó. Vì chung lí tưởng, chung nhiệm vụ mà họ trở thành người đồng chí sát cánh bên nhau. Khác với những người chiến sĩ trong bài Đồng chí, những người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những chiến sĩ trẻ hồn nhiên, hóm hỉnh, ngang tàng, trẻ trung, phần nhiều là những thanh niên học sinh đi thẳng từ nhà trường ra chiến trường. Họ ngang tàng, hóm hỉnh ngay từ chính câu thơ đầu tiên: “Không có kính không phải vì xe không có kính” – câu thơ mang giọng tranh luận sôi nổi, say sưa của tuổi trẻ. Dòng thơ đầu dài mười tiếng như lời phân trần nguyên nhân khiến xe không có kính. Và người chiến sĩ lái xe trẻ trung đã biến cái không bình thường thành cái bình thường, thậm chí thấy thú vị trước cái không bình thường đó.

Tuy mang một vài điểm khác nhau về độ tuổi, về hoàn cảnh xuất thân nhưng hình tượng người lính trong hai bài thơ đều mang những nét đẹp chung của anh bộ đội Cụ Hồ như tinh thần sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tình đồng đội keo sơn gắn bó, ý chí chiến đấu kiên cường và tinh thần lạc quan, yêu đời.

Trong cuộc kháng chiến trường kì của nhân dân ta, dù ở thời điểm nào, người lính cũng phải đương đầu với vô vàn khó khăn, thử thách. Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã phải sống những ngày tháng kháng chiến gian truân, vất vả, thiếu thốn. Ai đã từng trải qua đời lính trong những năm tháng đó mới thấm thía hết những gian nan mà người lính phải trải qua. Một trong những khó khăn mà họ phải đối mặt là căn bệnh sốt rét rừng:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Những người nhiễm bệnh đầu tiên cảm thấy ớn lạnh, sau đó người lạnh run cầm cập, đắp bao nhiêu chăn cũng không đủ, người vã mồ hôi vì nóng và vì yếu. Sau cơn sốt rét là da xanh, da vàng, viêm gan… Viết về điều này, Tố Hữu đã có những câu về anh vệ quốc quân: “Giọt giọt mồ hôi rơi – Trên má anh vàng nghệ”. Thôi Hữu trong bài Lên Cấm Sơn cũng để cập đến căn bệnh ác tính này: “Nước da đã lên màu tật bệnh – Đâu còn tươi nữa những ngày hoa”. Không chỉ để lại nước da xanh, căn bệnh này còn cướp đi sinh mạng của biết bao chiến sĩ. Có những người không chống chọi lại được với bệnh tật và nằm lại ở rừng xanh: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa – Gục lên súng mũ bỏ quên đời” (Quang Dũng – Tây Tiến).

Không chỉ phải đối mặt với bệnh tật, những ngày đầu kháng chiến, cuộc sống của người lính rất gian khổ thiếu thốn:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày

Những khó khăn thiếu thốn đó của các anh bộ đội đã hiện lên trong thơ Chính Hữu bằng bút pháp tả thực, một sự thật trần trụi đến xót xa. Nhà thơ Hồng Nguyên trong bài thơ Nhớ cũng kể về những anh lính thiếu thốn quân trang quân dụng, phải đánh giặc bằng vũ khí tự tạo:

Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Ảo vải chân không
Đi lùng giặc đánh

Khi viết về những người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật không nhắc đến những thiếu thốn về quân trang quân dụng mà đề cập đến sự khốc liệt của chiến trường. Bom đạn

chiến tranh đã làm cho những chiếc xe của đoàn xe ra trận trở thành những chiếc xe không kính. Xe không kính vì: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Không có kính nên “Bụi phun tóc trắng như người già”, “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”. Và tác giả đã lạc quan vui vẻ gọi tiểu đội của mình là “tiểu đội xe không kính”. Trên con đường Trường Sơn – nơi mà “một mét vuông có ba quả bom lớn” nhiều chiến sĩ đã phải nằm lại về điều này, có nhà thơ đã viết những câu thơ đầy đau xót.:

Nếu tất cả trở về đông đủ
Sư đoàn tôi sẽ thành mấy sư đoàn?

Dù ở thời điểm nào, chiến tranh cũng luôn là mất mát, là đau thương. Mặc dầu vậy, những chiến sĩ lái xe vẫn vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách lạc quan, trẻ trung. Họ hiện ra với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm: “Ung dung buồng lái ta ngồi – Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Tư thế đó là tư thế đi vào lịch sử, tư thế hùng tráng của những anh hùng Trường Sơn.

Dù khó khăn, vất vả như vậy nhưng những chiến sĩ vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Dù đứng giữa rừng rét buốt nhưng trên môi họ vẫn nở nụ cười: “Miệng cười buốt giá" (Đồng chí). Họ coi thường thử thách, khó khăn. Câu thơ cho thấy sự lạc quan, bình thản của những con người hồn nhiên, giản dị. Những người lính ấy lạc quan, cười trước khó khăn, chấp nhận mọi thách thức : “Không có kính, ừ thì có bụi – Bụi phun tóc trắng như người già – Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc – Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”, rồi “Không có kính, ừ thì ướt áo – Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời – Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa – Mưa ngừng, gió lùa, khô mau thôi”. Ai đã từng đặt chân đến đường Trường Sơn vào thời chống Mĩ mới thấu hiểu hết gian khổ của người lính lái xe. Đường Trường Sơn gập ghềnh hiểm trở. Mưa rừng Trường Sơn như trút nước. Mùa khô, bụi bay mù trời. Ngày trời quang mây tạnh thì bom giặc Mĩ liên tục trút xuống những đoàn xe nối nhau ra trận. Xe có kính, những chiến sĩ lái xe đã vất vả, xe không có kính lại càng vất vả biết chừng nào.

Sống giữa lửa đạn chiến tranh, những người lính càng thêm yêu thương đùm bọc nhau. Sống những ngày tháng gian khổ, họ sẵn sàng chia sẻ từng cái chăn, tấm áo: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”, “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (Chính Hữu – Đồng chí). Đó là cái nắm tay siết chặt hàng ngũ và gạt bớt những khó khăn, gian khổ. Dù bom đạn giặc Mĩ có khốc liệt đến đâu cũng không thể ngăn được những cái bắt tay thân ái của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới – Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”. Cái bắt tay đó cho thấy sự bất lực của kẻ thù, đồng thời cũng cho thấy sự cộng hưởng niềm vui chiến thắng. Dù trút mưa bom bão đạn song đế quốc Mĩ không sao ngăn được “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời – Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy – Võng mắc chông chênh đường xe chạy – Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Dừng chân giữa rừng Trường Sơn, những người chiến sĩ động viên, khích lệ nhau cùng hướng về ngày mai tươi sáng. “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, dù không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước thì những chiếc xe vẫn sẽ luôn hướng về miền Nam yêu thương.

Những ngày tháng gian khổ hi sinh mà thắm tình đồng đội sẽ là những tháng ngày không thể nào quên đối với mỗi người chiến sĩ đã từng sống và chiến đấu bên nhau. Hai bài thơ khác nhau về giọng điệu, về hoàn cảnh sáng tác, về hoàn cảnh xuất thân của những người lính song đều khắc họa rất thật và rất thành công hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ – những “Thạch Sanh của thế kỉ XX” (Tố Hữu).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×