Từ bao đời nay, yêu nước đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thế hệ, bao nhiêu cuộc đấu tranh anh dũng là biết bao nhiêu con người đã ngã xuống vì công cuộc giải phóng dân tộc, để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ. Nhưng liệu truyền thống ấy có còn nguyên vẹn hay đã mai một theo thời gian? Liệu con người ta có còn nhớ đến những hy sinh, gian truân mà ông cha ta đã phải trải qua để mang lại cuộc sống đầy đủ, ấm no như bây giờ?
“…Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không? ”
(Nguyễn Việt Chiến – Tổ quốc nhìn từ biển )
Vâng. “Liệu trong hồn người có ngọn sóng nào không?”. “Sóng” ở đây không phải là những con sóng bình thường, không đơn thuần chỉ là những gợn nước xô vào bờ. Nếu như “sóng” ở câu thơ thứ ba nghĩa là những thách thức, những áp lực về việc giữ vững nền hòa bình dân tộc khi tình hình chiến sự đang căng thẳng thỉ “sóng” ở câu thơ thứ tư chính là những suy nghĩ bất bình, là tinh thần bất khuất, là những hành động thiết thực và ý nghĩa để đánh tan cơn sóng trên tinh thần yêu nước. Nhưng liệu tinh thần yêu nước của dân tộc ta nói chung và của từng cá nhân nói riêng có còn mãnh liệt như “sóng” kia? Có người nghĩ rằng: “Hòa bình rồi, độc lập rồi thì cần yêu nước để làm gì nữa?” Đúng. Nước ta đã giành được chủ quyền qua nghìn năm đô hộ nhưng đâu thể để tinh thần ấy bị mai một.Yêu nước đâu phải chỉ để giải phóng dân tộc! Yêu nước đâu phải để đánh thắng quân thù! Và yêu nước đâu thể chỉ nói suông bằng lời! Yêu nước là cơ sở để xã hội phát triển như tia sáng dẫn lối ta thoát khỏi hang động tăm tối.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt ”
Việt Nam ta đẹp vô cùng! Việt Nam ta giàu thắng cảnh, Việt Nam ta giàu khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên và ta còn giàu hơn cả ở đời sống tinh thần, ở những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ở những trang sử vẻ vang mang dấu ấn của những chiến tích hào hùng. Vậy từ đâu mà ta lại giàu hơn về mặt tinh thần? Chẳng phải phân lớn là nhờ vào “sóng” trong hồn của mỗi con người hay sao? Chẳng phải chính nó đã đóng những dấu son chói lọi vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc hay sao? Phải chăng những chiến tích hào hùng của dân tộc đều chỉ là lý thuyết? Tại sao chúng ta không thể nhìn thấy được cơ sở chính của những bài học lịch sử “vô vị” ấy? Tại sao chúng ta lại không nhìn thấy tinh thần yêu nước vượt thời gian, vượt qua bao gian lao thử thách nhưng vẫn trọn vẹn, chẳng những không mất đi mà còn được phát huy và nhân rộng?
Xã hội được phát triển không chỉ dựa vào con người. Đất nước thanh bình không thể dựa vào một cá nhân. Có ai lại không muốn sống trong hòa bình? Có ai lại muốn chiến tranh hay xung đột vũ trang? Chẳng ai muốn điều ấy cả. Ấy thế mà “đại cường quốc” Trung Quốc kia lại muốn thế kia chứ. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có vùng lãnh thổ riêng của minh. Ấy vậy mà Trung Quốc cứ một mực giành Hoàng Sa với ta. Ấy vậy mà cứ muốn xâm chiếm lãnh thổ ta như ông đưa “hắn” đã đặt ách đô hộ lên Việt Nam ta cả nghìn năm, dàn khoan Hải Dương vào địa phận nước ta để “mặt dày” lấy dầu mà không biết “ngượng” là gì. Như thế là đã quá lắm rồi! Vậy mà ngư dân Trung Quốc còn lên mặt phá tàu bè của ta, bắt ngư dân ta thật quá đáng! Trước tình hình căng thẳng nói trên, nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp để giành lại chủ quyền biển đảo trong khi Trung Quốc vẫn đưa dân ra quần đảo Hoàng Sa và dần lấn chiếm địa phận lãnh thổ của nước ta.
Trước tình hình trên, chúng ta cần phải có những hành động cụ thể để giải quyết. Nhưng làm gì bây giờ? Các bạn nên nhớ rằng, yêu nước là đề bảo vệ đất nước, là để phát triển đất nước, là để khẳng định một dân tộc vững mạnh. Việt Nam không lớn nhưng trái tim người Việt Nam rất lớn. Dù con đường bảo vệ đất nước có gian truân, trắc trở thì chúng ta vẫn phải giữ vững tình yêu quê hương đất nước trong tim, cùng nhau hành động. Tuy nhiên hòa bình vẫn là trên hết, có nhiều người lợi dụng tình hình biển đảo căng thẳng để phản động. Ngoài khơi các chiến sĩ đang hết mình canh giữ biển đảo để giữ “từng tấc đất” thì trong đày, tại dải đất hình chữ S này lại diễn ra những cuộc biểu tình công nhân chống đối các công ty nước ngoài, cụ thể là của Trung Quốc khiển tình hình ngày càng căng thẳng hơn. Vậy đó có phải là tinh thần yêu nước không? Đó có phải là những hành động yêu nước không? Chắc chắn là không? Làm sao lại để tình hình ngày càng tệ hơn khi ta “yêu nước” chứ? Làm sao lại để “con sóng” ấy nổi lên không đúng thời điểm như thế kia chứ? “Sóng” thì phải tràn vào bờ đúng lúc cũng như tinh thần yêu nước phải thể hiện đúng thời điểm, đúng nơi, đúng chỗ liệu những suy nghĩ về vấn đề căng thẳng, về tình hình chính sự có khiến các bạn bận tâm đến không? Đừng chỉ là những “anh hùng bàn phím”, đừng chỉ thay đổi avatar trên facebook khi mình chẳng có suy nghĩ gì hay chỉ làm theo phong trào, vấn đề ở đây là những việc làm thiết thực và ý nghĩa hơn. Nghĩa là, một: các bạn xung phong ra mặt trận Tố quốc, tình nguyện đi theo con đường quân sự (quân lính) để bảo vệ đất nước; hai: chúng ta, bản thân là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa có đủ khả năng để vệ quốc thì chúng ta hãy gắng sức mà học tập để xây dựng và bảo vệ đất nước mai sau.
Vâng. Yêu nước như con sóng tràn bờ, thật mãnh liệt và cũng thật mạnh mẽ. Lịch sử Việt Nam, những trang sử hào hùng của dân tộc, được dệt nên từ những chiến công vẻ vang của ông cha ta. Và nghĩa vụ của ta là phải bảo vệ “thành quả vẻ vang” ấy, xây dựng cũng như phát triển đất nước như nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã viết:
“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo,
Lạc Long cha nay chưa thấy về.
Lời cha dặn phải giữ từng tấc đất.
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi. “