1.
– Khổ 1, tác giả sử dụng:
+ Phép đảo trật tự cú pháp: “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc” (động từ mọc đảo lên trước cụm danh từ chủ thể một bông hoa…). Tác dụng: làm nổi bật hình ảnh bông hoa tím biếc trên nền dòng sông xanh, khiến câu thơ trở nên lung linh, sống động sắc màu.
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe tiếng chim chiền chiện hót cảm giác như “Từng hạt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng” (từ thính giác -> thị giác -> xúc giác). Tác dụng hình tượng hóa tiếng chim như sức sống, vẻ đẹp, niềm vui rộn rã của cuộc sống mới trong tự do, hòa bình mà nhà thơ trân trọng, ngợi ca.
– Khổ 5, tác giả sử dụng: + Phép ẩn dụ qua hình ảnh: “Một mùa xuân nho nhỏ” – Con người được ví như mùa xuân. Tác dụng: mùa xuân – biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ, sung sức nhất của sự sống và cuộc đời con người. Nhà thơ ngầm ví mình như mùa xuân nhỏ bé trong mùa xuân lớn của dân tộc vì lẽ đó. Đây là một hình ảnh đặc sắc có giá trị thẩm mĩ cao.
+ Phép điệp cấu trúc ngữ pháp: “Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”, có tác dụng khẳng định, nhấn mạnh tâm nguyện, khát vọng cống hiến. Lẽ sống đẹp thì dù trẻ hay già vẫn không thôi khát vọng.