Em hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để thấy được ông sáu là một người cha Hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Quang Sáng được biết đến là một nhà văn Nam Bộ nên trong văn thơ của ông có cái chất hồn hậu, chất mộc mạc mà thấm tình người như chính con người Nam Bộ vậy. Và có truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ gay gắt, và rất quyết liệt ở chiến trường miền Nam. Và trong không khí chiến tranh, tình cảm cha con trong truyện ngắn được nhà văn làm nổi bật tạo sự xúc động mãnh liệt cho người đọc. Có thể thất trong các nhân vật trong truyện ngắn, hình ảnh người cha tức ông Sáu thật như đã khiến người đọc cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp biết bao nhiêu tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn của độc giả.
Ông Sáu, sau tám năm chiến đấu ở chiến trường khi được nghỉ phép về thăm nhà, lòng ông nôn nao và vui mừng vì biết sắp được gặp con gái của mình. Trong lúc khi ông đi, con gái của mình lúc đó mới được hơn một tuổi. Chính vì vậy,lần này trở về không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, mong chờ và có cả một chút lo lắng. Có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng dường như đã khiến ông nhận ngay ra bé Thu khi thuyền vừa mới cập bến, đó chính là một đứa bé gái khoảng lên chín, lên mười đang chơi ở gốc xoài. Và không thể giấu đi sự xúc động, vui sướng khiến ông nghẹn ngào gọi tên con gái của ông “Thu! con”. Và sự nôn nóng, xúc động của ông Sáu chúng ta như hoàn toàn có thể hiểu được. Với một người cha mà nói thì dường như sự xa cách, biệt li suốt tám năm ròng với chính đứa con gái mình hết mực yêu thương, nay đượ ctrở về đoàn tụ, được gặp lại vừa là niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Tuy nhiên, dường như giờ đây mọi niềm vui của ông Sáu dường như không được lâu, bởi ngay sau đó, khi ông Sáu “bước tới vừa đưa tay đón chờ con” thì bé Thu không chạy lại ôm chặt lấy ông như ông từng mường tượng ra từ trước đó. Ngược lại con bé đã “tròn mắt nhìn”, cái nhìn “vừa lạ lùng, vừa ngơ ngác”. Sự xúc động đã làm cho vết thẹo trên mặt của ông “giật giật”, cùng với giọng nói run run không còn kìm chế được được sự xúc động nói nghẹn ngào “Ba đây con! Ba đây con”. Vì sự nôn nóng, và dường như sự biểu hiện có phần gấp gáp, vồ vập của ông Sáu. Đặc biệt lại thêm vết sẹo đỏ ửng trên mặt giật giật khiến cho bé Thu hoảng sợ, bé Thu đã toan chạy đi, vừa chạy vừa kêu thét “má! Má”. Bé Thu là một đứa trẻ, khi mà trước mặt có người lạ, lại có phần đáng sợ bởi vết sẹo trên mặt, dường như sự hoảng hốt của bé, ông Sáu cũng phần nào hiểu được.
Nhưng, có lẽ bởi vì quá hi vọng vào cuộc đoàn viên hạnh phúc này nên khi bị bé Thu khước từ đón nhận, hoảng sợ chạy vụt đi thì đã khiến cho ông Sáu đã “ngạc nhiên, đau đớn và hụt hẫng”. Có thể nói sự đau khổ của người cha bị chính con mình từ chối thừa nhận được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thật tinh tế miêu tả rất xúc động ra thành câu “đau đớn khiến mặt anh sầm lại…hai tay buông thỏng như bị gãy”. Người cha háo hức vì niềm vui khi trở về mà mong được gặp con gái,muốn ôm con vào lòng với tất cả sự âu yếm dành dụm bao năm xa cách nơi chiến trường, nhưng dường như lại bị đứa con hoảng sợ, chối từ. Đó chẳng phải nỗi đau đớn, và nỗi tuyệt vọng nhất của một người cha hay sao?
Hai ngày ở nhà, ông Sáu dường như cũng chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được gần con, mong mỏi sự đón nhận của bé Thu. Tuy nhiên, hiện thực diễn ra đã khiến ông Sáu vô cùng đau lòng đến tốt cùng. Cô bé Thu không những nhất quyết không chịu nhận ông, mà một chút quan tâm hay cả một chút lễ phép đối với ông cũng không có. Và khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm, bé Thu cũng chỉ gọi cộc lốc, trống không và nó gọi chỉ vì bắt buộc phải làm vậy mà thôi “cơm chín rồi”. Lúc ấy thì ông Sáu “vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Tuy là cười đấy, nhưng sao nụ cười này của ông thật buồn, còn man mác cả một sự thất vọng, bất lực, khổ tâm của người cha sau bao năm xa cách. Và cho dù bao nhiêu cố gắng đi nữa thì tất cả dường như cũng đều vô vọng, chính đứa con gái ruột thịt mình yêu quý bấy lâu đều một mực khước từ, thậm chí còn phủ nhận sự xuất hiện của ông.
Tuy rất buồn, rất thất vọng nhưng chưa một phút giây nào ông Sáu thôi cố gắng, thôi chăm chút, lo lắng cho bé Thu cả. Trong bữa cơm gia đình, có lẽ chính vì yêu thương con nên ông Sáu đã gắp cho con miếng trứng cá to nhất và ngon nhất. Nhưng để đáplại cử chỉ ân cần ấy là một sự chối bỏ quyết liệt của con bé, con bé không những không đón nhận miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó mà còn dùng đũa hất miếng trứng ra ngoài. Vì quá tức giận nên ông Sáu đã đánh con. Đánh con nhưng có lẽ chính lòng người cha còn đau gấp bội. Cũng chỉ vì hành động nóng nảy này mà đến lúc hi sinh, ông Sáu vẫn mang theo sự hối hận đó. Đến tận lúc chia tay, khi đã lên đường vào chiến trận, ông Sáu vẫnthật buồn, “buồn nẫu ruột”, ông không dám chạy lại ôm con, và bế con vì sợ con bé hoảng sợ như lần trước. Ông chỉ đưa mắt lên nhìn, và dường như cái nhìn lúc này cũng “buồn rầu”. Nhưng thật bất ngờ,chính vào giây phút cuối cùng, khi sắp phải chia tay, ông Sáu lại vỡ òa trong cảm xúc, vỡ òa trong sự hạnh phúc vì tiếng gọi ba bất ngờ từ bé Thu “b…a..”. Ông Sáu lúc đó như đã sững sờ, một lần nữa không kìm nén được xúc động, người đàn ông ấy một tay ôm con, một tay ông lau nước mắt. Có thể nói, đây chính là món quà ý nghĩa nhất mà ông Sáu nhận được trước giây phút lên đường để vào chiến trận.
Khi vào chiến trường, ông Sáu không giây phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ con, vì lời hứa mua cho bé Thu một chiếc lược, cho nên khi nhặt được một mảnh ngà, ông đã vui sướng lắm, ông như nhặt được một thứ gì lớn lao lắm. Rồi cũng chính tự tay ông làm món quà này tặng cho con gái yêu của mình. Trên chiếc lược ông còn khéo léo và kỳ công khắc lên những dòng chứa đầy yêu thương: “Yêu nhớ, tặng Thu con của ba”. Trong khi chiến đấu,chính vào giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông Sáu vẫn nhớ đến con. Ông lấy ra cây lược, trao cho ông Ba, bạn chiến đấu thân thiết của mình và ông Ba cũng là người ông tin tưởng nhất lúc này. Không đủ sức chăng chối điều gì nữa, lúc đó ông Sáu chỉ nhìn ông Ba. Và có thể thấy được ánh nhìn ấy ám ảnh và thiêng liêng hơn một lời di chúc. Và đến lúc nhận được lời hứa từ ông Ba: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu”, ông mới nhắm mắt đi xuôi được. Ông Sáu ra đi, nhưng kỉ vật là cây lược ngà do tự tay ông làm là vật chứa đựng biết bao tình cảm của ông dành cho con thì vẫn còn mãi đó. Dường như tấm lòng của người cha dành cho con đến phút cuối của cuộc đời vẫn bao la như vậy, da diết như vậy.
Ông Sáu không chỉ là một người cha hết lòng yêu thương con, ông Sáu còn là một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, dũng cảm. Ông như đã gắn bó với chiến trường, ngày ngày đối đầu với mưa bom bão đạn cũng chỉ mong mỏi đất nước được hòa bình, đất nước được tự do. Ông Sáu đã dành hơn nửa cuộc đời của mình để chiến đấu, dù có thương nhớ con da diết, nhưng ông cũng chưa bao giờ từ bỏ, vẫn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến bất cứ lúc nào về Tổ quốc, quê hương của mình. Và chúng ta có thể nhận thấy rằng, dù yêu con nhưng ông Sáu cũng biết được trách nhiệm lớn lao của mình đối với Tổ Quốc. Có lẽ chính vì vậy mà ông gác lại mong muốn được gặp con, được ôm con vào lòng, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc thân yêu. Ông như không chỉ chịu nhiều nỗi đau về thể xác khi chiến đấu, vết tích còn để lại đó chính là vết thẹo dài trên mặt mà ông cũng đã hi sinh tính mạng của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc non sông ta.Với việc thông qua nhân vật ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã như không chỉ khắc họa được sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại. Hơn nữa cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình. Mà còn như đã đánh động vào sâu thẳm trãi tim mỗi độc giả tình cảm cha con. Chúng ta như đã cảm nhận được sự thiêng liêng, vĩ đại nơi ông Sáu, ông không chỉ dành cho bé Thu tình cảm tuyệt vời nhất mà còn lưu giữ lại cho bé Thu một kỉ vật, và đó chính là chiếc lược ngà. Và rồi để khi nhìn vào đó, bé Thu lại như có thể nhớ về cha mình, biết được tình cảm của cha dành cho mình sâu đậm đến mức nào
Như vậy, thông qua truyện ngắn đặc sắc và đầy tình cảm “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng dường như không chỉ làm nổi bật lên sự thiêng liêng của tình cha con, nỗi đau, nỗi mất mát mà chiến tranh mang lại cho mỗi gia đình. Mà nhà văn đã còn khắc họa thành công một nhân vật ông Sáu một người chiến sĩ kiên trung, đồng thơi cũng là một người cha dành cho con mình tình cảm yêu thương vô bờ bến. Câu chuyện như đã về ông Sáu thật khiến người đọc xúc động, bồi hồi, bởi hình ảnh ấy quá đẹp. Nó như đã chạm vào phần tình cảm sâu thẳm trong trái tim mỗi độc giả, đó không là gì ngoài là tình phụ tử thiêng liêng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |