Sau khi học xong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh, nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc khó quên.Kiều Phương là một cô bé hiếu động, mặt mũi lúc nào cũng lấm lem nên có biệt danh là “Mèo” do anh trai đặt. Thế nhưng cô bé ấy lại là một tài năng hội họa với những bức tranh có thể treo bất kì nơi nào ở phòng khách. Dù có tài và được mọi người quý mến, Kiều Phương vẫn giữ được tính cách hồn nhiên tinh nghịch đáng yêu của mình. Biết anh trai ghen tị, cau có gắt gỏng với mình, nhưng Kiều Phương với trái tim nhân hậu và tình cảm trong sáng, cô bé đã giúp anh thấy được lỗi lầm qua bức tranh đoạt giải nhất mang tên “Anh trai tôi”. Thật thú thị khi thấy lòng nhân hậu đã thắng tính ghen tị cũng như người anh biết bắt đầu “xấu hổ” nhận ra hạn chế của chính mình đồng thời cảm nhận được lòng nhân hậu của người em. Nhân vật Kiều Phương thật tuyệt vời, qua đó em rút ra được bài học cho mình là cần có lòng nhân hậu trong cuộc sống.Ba tiếng trống giải lao giữa giờ vừa dứt, chỉ một lúc sau sân trường đã vang lên tiếng cười nói rôm rả. Từ các cửa lớp các bạn trẻ ùa ra sân mỗi lúc một đông vui hơn, chia thành từng nhóm, từng nhóm, có lẽ nhanh nhẹn hơn cả là tốp sáu, bảy bạn trai chiếm lấy một góc sân thoáng mát tổ chức chơi đá cầu tay đôi.
Nhìn kĩ bức tranh, mới thấy cảnh đá cầu tay đôi đang diễn ra sôi nổi và đầy hấp dẫn. Từ bên phải, quả cầu được bạn mặc chiếc áo carô dùng chân phải tung lên một đường vòng rất đẹp mắt. Chiếc cầu như một chiếc dù nhỏ vừa bay vừa lơ lửng trông như một chiếc lá cuốn bay vật vờ giữa không trung. Chờ cho quả cầu xuống đúng tầm, bạn trai mặc áo trắng phía trái vội vàng đưa chân phải về phía sau chuẩn bị hứng quả cầu phản công lại. Nhìn những động tác điều khiển trái cầu và tư thế chuẩn bị đón cầu phản công mới thây được vẻ đẹp điệu nghệ cũng như kĩ thuật đá cầu đẹp mắt của hai cầu thủ đang chơi.