Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh chị về nhân vật bà cụ Tử trong đoạn trích trên

Bà lão cúi đầu nên lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiều cơ sự, vừa ai oản vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mặt kém nhém của bà rõ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng

nó có nuôi nổi nhau sống qua được con đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngừng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị củi mặt xuống, tay vân về tả ảo đã rách bọt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đỏi khô này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chăng lo được cho con...May ra mở qua khỏi được cải tạo đoạn này thì thăng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giỏi bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bả lão khẽ dặng bằng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới”. U, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, cũng mừng lỏng. Tràng thờ đánh phảo một cải, ngực nhẹ hẳn đi. Hẳn họ khẽ một tiếng, bước từng bước dài

ra sân. Bà cụ Tử vân tôn tiếp lời: Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giới cho khả ... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng máy về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trăng uốn khúc trong cảnh đồng tôi. Mùi đôt đông râm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cục khó dài dăng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời

chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? - Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đã mỏi chân

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đẩy thương xót. Nó bảy giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuông thân mật:

Kể ra làm dăm ba mâm thì phải đẩy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cải lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là ming vôi. Năm nay thì đói to đây. chúng mày lấy nhau lúc này, thương quả ...
(Trích "Vợ nhặt" - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai)
 Cảm nhận của anh chị về nhân vật bà cụ Tử trong đoạn trích trên?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.152
3
3
Snwn
08/06/2021 16:57:38
+5đ tặng
Vợ nhặt" của Kim Lân là một trong số những tác phẩm xuất sắc về người nông dân trong nạn đói năm 1945 và có thể nói nhân vật bà cụ Tứ là một trong số những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đặc biệt đoạn trích "Bà lão cúi đầu nín lặng ... con cái chúng mày về sau" đã thể hiện nhiều phẩm chất tốt đẹp của bà. Trước hết, bà cụ Tứ là một người thương con và vì thế bà tự trách mình đã không lo được cho con, không làm tròn bổn phận của một người mẹ. Nhưng có lẽ không dừng lại ở đó, đoạn văn còn cho thấy bà cụ Tứ còn là người phụ nữ có trái tim nhân hậu, bà đã mở lòng đón nhận nàng dâu mới. Hành động ấy của bà có lẽ chính bởi xuất phát từ tình thương, sự lo lắng, quan tâm mà bà dành cho những người cùng cảnh ngộ. Như vậy, có thể thấy, chỉ một đoạn văn ngắn nhưng tác giả đã thể hiện được rõ nét hình ảnh bà cụ Tứ với nhiều vẻ đẹp.
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Ngọc Quế Anh
08/06/2021 17:03:10
+4đ tặng

Kim Lân là nhà văn xuất thân từ tầng lớp bình dân. Ôm mộng trở thành họa sĩ nhưng vì nhà nghèo không có tiền ăn học nên ông đã đến với văn chương như một duyên nợ. Chính cuộc sống nghèo khổ đã giúp Kim Lân có cái nhìn rưng rưng, thấu cảm với những kiếp nhân sinh nhọc nhằn. Ông đã xây dựng thành công nhân vật người mẹ bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ trên bối cảnh của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Khó có thể hình dung truyện ngắn Vợ nhặt sẽ thế nào nếu thiếu đi nhân vật người mẹ này.

Nhân vật bà cụ Tứ xuất hiện ở nửa sau của truyện. Dưới ngòi bút của nhà văn, người mẹ ấy mang lấy một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Đói nghèo làm hủy hoại ngoại hình, dáng vẻ. Kim Lân đã dùng những chi tiết ấn tượng để miêu tả sự xuất hiện của nhân vật. Nhà văn để cho Tràng ngóng mẹ với trạng thái nôn nóng, sốt ruột. Người con trai bồn chồn đứng ngồi không yên mong mẹ về bởi anh đang lo lắng, sợ hãi vì tự ý dẫn người đàn bà về làm vợ – điều mà trước anh chưa nghĩ đến. Giống như Tràng, bạn đọc hẳn cũng hồi hộp, mong chờ sự xuất hiện của người mẹ. Kim Lân không tả nhiều, chỉ bằng mấy câu “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm, tính toán gì trong miệng” cũng đủ để nhân vật nhanh chóng đi vào tâm trí của người đọc.

Từ láy “lọng khọng” gợi hình ảnh một bà lão già yếu, hẳn là còng lưng. Đồng thời, nó cũng đánh thức trong lòng người đọc bao xót thương. Người mẹ ấy đến già vẫn chưa hết lo toan, chưa có lúc nào được thanh thản qua dáng vẻ “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán”. Cuộc sống mưu sinh vất vả hiện lên qua dáng đi, đậm nét trên khuôn mặt “bủng beo u ám” của bà. Suốt cả đời cực khổ kiếm miếng ăn, bà cụ Tứ chưa lúc nào thoát khỏi nỗi lo về đói nghèo. Do vậy, trước tình cảnh con trai “nhặt” được vợ vào lúc đói, người mẹ ấy lại một lần nữa chua xót nghĩ đến đời mình “Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình” .

Bà cụ Tứ là người mẹ giàu đức hi sinh, vị tha và hết sức bao dung. Qua tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã để lại trong lòng bạn đọc một ấn tượng sâu đậm bằng một tình huống éo le, cảm động: Tràng “nhặt” được vợ vào nạn đói khủng khiếp. Cái tài của nhà văn chính là trong tình huống ấy phẩm giá của con người được bộc lộ rõ nét nhất. Nhân vật người mẹ bà cụ Tứ trong tác phẩm cho thấy điều đó. Trước việc con trai dẫn về nhà một người đàn bà đồng nghĩa với việc thêm một miệng ăn trong cảnh “tối sầm vì đói khát”, người mẹ già ấy đã chấp nhận người đàn bà đói, bỏ qua những việc tối cần thiết vào lúc dựng vợ gả chồng cho con. Bà có trái tim nhân hậu khi vượt qua nỗi ám ảnh của cái đói để cưu mang, đùm bọc, xót thương người “vợ nhặt” với suy nghĩ “ Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình” .

Người mẹ chồng ấy nhìn con dâu với ánh mắt xót xa và ái ngại. Bằng tình thương của mình, bà đã xua đi cái cảm giác mặc cảm của người con dâu qua câu nói: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” . Mừng lòng chứ không phải bằng lòng, bà Tứ nhân hậu là ở chữ ấy, Kim Lân sâu sắc cũng là chữ đấy.

Người mẹ nghèo khổ trong tác phẩm đã không vì cái đói, cái cực của kiếp người tha hương cầu thực mà chai sạn tâm hồn, dửng dưng, vô cảm với tình cảnh khốn cùng của người khác. Bà nói với người con dâu mới với giọng “thân mật”, chân tình biết bao khi mời người đàn khốn khổ theo không con trai bà “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân” . Đọc đến đây người đọc hẳn thấy mình rưng rưng xúc động cũng như cảm phục tấm lòng nhân ái của người mẹ trong truyện. Đồng thời, ta cảm nhận được tình người thật ấm áp bởi trong cái đói thê thảm, những người nghèo vẫn giang rộng vòng tay, che chở, yêu thương nhau. Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện rõ ở nhân vật này là vì thế.

Bên cạnh tình yêu thương với người cùng cảnh ngộ, bà cụ Tứ hiện lên là một người mẹ có lòng yêu thương con vô bờ. Con trai có vợ vào lúc đói kém, người chết vì đói “như ngả rạ” đã tác động mạnh đến tâm lí của người mẹ. Bà cụ Tứ có những cảm xúc đan xen phức tạp, bà vui vì con có được vợ nhưng buồn, lo lắng “Biết rằng chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.” Hơn nữa, nỗi tủi của người mẹ không lo được chuyện trăm năm cho con cứ đầy lên uất nghẹn: “Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con…”. Người đọc nhận thấy sự thay đổi của người mẹ ấy vào sáng hôm sau. Không còn khuôn mặt bủng beo u ám mà thay vào đó là nét “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường” “rạng rỡ hẳn lên”, vượt lên cả cái mệt mỏi của dáng đi “lọng khọng” là hàng động hoạt bát “xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”.

Người mẹ ấy luôn có mọt niềm tin vững chắc và biết truyền ngọn lửa niềm tin đến với các con. Trong bữa ăn đầu tiên của gia đình có nàng dâu mới, bà cụ nói chuyện ngăn nhà, nuôi gà với bao nhiêu là hi vọng. Người nói đến tương lai nhiều nhất trong truyện lại là bà mẹ gần đất xa trời. Phải chăng người mẹ muốn gieo vào lòng con trai, con dâu niềm tin vào sự đổi thay, vào sự sống bất diệt? Cũng trong buổi sáng hôm ấy, bà cụ nấu nồi chè khoán để đãi nàng dâu mới. Cái dáng lật đật, lễ mễ và hành động vừa khuấy khuấy vừa tươi cười đon đả mới đáng kính và xúc động làm sao.

Tình cảm của người mẹ được Kim Lân diễn tả đầy đủ và tinh tế qua những từ láy đó. Phải chăng bà vội vã để níu kéo niềm hạnh phúc mong manh mà bà cảm nhận đang mất đi trước thực tại đói khổ? Có thể thấy, mọi suy nghĩ, hành động của bà cụ Tứ đều xuất phát từ lòng thương con vô bờ. Người mẹ già ít nghĩ đến mình. Bà lo, thương, trĩu nặng, trăn trở vì con. Đức hi sinh của bà thật cao cả.

Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ là người mẹ có trái tim nhân hậu mà còn là người sắc sảo, trải đời và hiểu đời. Bà ngạc nhiên, “phấp phỏng” trước thái độ vồn vã, trang trọng của người con trai và còn ngạc nhiên hơn khi trong nhà mình có một người đàn bà, lại chào bà “U đã về ạ”. Bao suy đoán làm cho bà mẹ cứ phân vân, băn khoăn, điều bà không bao giờ dám nghĩ tới – con trai bà có vợ, lại đến vào lúc bà không ngờ nhất. Do vậy, bà cụ Tứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tuy nhiên, chỉ nghe mấy câu nói của người con trai “Nhà tôi mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…

Chẳng qua nó cũng là cái số cả…” , bà mẹ ấy “cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu biết bao cơ sự”. Cái cúi đầu nín lặng của bà cụ Tứ hàm chứa tất cả những éo le mà bà đã đoán ra. Bà không hỏi con trai về điều Tràng đang tránh nói, không dám kể và người phụ nữ lạ kia đang bẽ bàng, tủi hổ. Bằng sự từng trải, người mẹ đã không tra xét mà bà nhìn, nghe và thấu thị những uẩn khúc trong câu chuyện “nhặt” vợ để con trai đỡ căng thẳng và người đàn bà theo con trai mình không bị tổn thương. Cách ứng xử của bà cụ Tứ vừa thông minh, vừa nhân ái vô cùng.

Kim Lân xây dựng nhân vật người mẹ trong tác phẩm của mình bằng một tình huống truyện độc đáo. Việc Tràng dẫn người vợ “nhặt” về nhà giữa cảnh người chết như ngả rạ vì đói đã tác động mạnh mẽ đến tâm lí của nhân vật người mẹ. Những cảm xúc vui, buồn, âu lo, thương xót… đan xen nhau trong nội tâm của người mẹ bà cụ Tứ. Nhờ có tình huống truyện mà tâm lí nhân vật được diễn tả thật tự nhiên, sống động. Vì thế, hình ảnh bà mẹ nhân hậu đọng lại trong trí nhớ và để lại ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc.

Để miêu tả tâm lí nhân vật, nhà văn còn dùng phương thức trần thuật theo ngôi thứ ba của người trần thuật giấu mình nhưng lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật (lời nửa trực tiếp) “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? …”. Những suy nghĩ thầm kín của bà cụ Tứ đã cho thấy sự tinh tế của nhà văn trong khắc họa phẩm chất của nhân vật. Tìm hiểu nhân vật này khó có thể bỏ qua những lời độc thoại nội tâm cảm động như thế.

Mặt khác, trong sáng tác truyện ngắn, Kim Lân luôn coi trọng chi tiết. Miêu tả nhân vật người mẹ bà cụ Tứ, nhà văn đã tạo dựng được những chi tiết đắt giá như chi tiết về ngoại hình nhân vật, chi tiết nụ cười chua chát, giọt nước mắt hạnh phúc, chi tiết về nồi chè khoán. Chính những chi tiết ấy gây ấn tượng mạnh mẽ và để lại âm vang êm dịu, gợi dây sự cảm thương, trân trọng trong lòng người đọc.

Gánh nặng của kiếp mưu sinh là một chủ đề lớn trong các tác phẩm văn học của loài người nói chung và của văn học Việt Nam nói riêng. Trong nền cảnh chung của kiếp nhân sinh nhọc nhằn vì những lo toan kiếm sống thì nhân vật người mẹ của nhà văn Việt Nam hiện đại đã gợi cho người đọc bao cảm thương. Số phận của họ gộp cả vào đấy những lam lũ của kiếp người và của người phụ nữ. Tất cả được thể hiện rõ nét qua hình ảnh người mẹ bao dung bà cụ Tứ.

Kết bài:

Nhân vật người mẹ bà cụ Tứ mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: giàu đức hi sinh, vị tha, tình mẫu tử cao đẹp, trí tuệ… Khi miêu tả, phát hiện và tôn vinh những vẻ đẹp đó của nhân vật người mẹ, nhà văn đã đem lại cho tác phẩm giá trị nhân đạo sâu sắc, gợi trong lòng độc giả những rung cảm thẩm mĩ có sức ám ảnh và lan tỏa. Tuy nhiên, văn chương không bao giờ chấp nhận lối mòn, bất cứ sự lặp lại nào (người khác hay chính mình) sẽ dẫn đến con đường khai tử cho nghệ thuật. Thấu hiểu điều đó, Kim Lân có những khám phá riêng ở hình tượng người mẹ. Bà cụ Tứ trong truyện ngắn của Kim Lân được đặt vào bối cảnh của nạn đói 1945. Từ đó nhà văn làm nổi bật lên chủ đề “Những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà họ nghĩ đến cái sống”. Lòng nhân ái, tình mẫu tử cao đẹp, sức sống diệu kì và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống của các nhân vật chính là tình người ấm áp mà nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc.

1
0
Nguyễn Thị Thu Hà
08/06/2021 21:20:12
+3đ tặng

gười mẹ Việt Nam luôn là một nguồn cảm hứng sáng tạo của văn chương. Không một thể loại nào là không có các tác phẩm viết về mẹ. Trong các tác phẩm của nhà văn của Kim Lân, người đọc chắc có lẽ không thể không bị ấn tượng bởi nhân vật bà cụ Tứ. Bà là một người mẹ nghèo có tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương con người và có niềm tin vào tương lai.

Bà cụ Tứ là mẹ của anh cu Tràng. Trong tác phẩm, bà xuất hiện trước người đọc trong bóng hoàng hôn tê tái, người mẹ nghèo khổ "húng hắng ho" chẳng khác nào một cái bóng đi vào ngõ. Trước mái tranh đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Nhà văn đặt nhân vật vào hoàn cảnh bất ngờ đó là việc đứa con trai đưa một người đàn bà về nhà làm vợ vào giữa ngày đói khủng khiếp và cái chết đang rình rập gõ cửa từng nhà. Viết về bà cụ Tứ nhà văn đi sâu vào phân tích tâm lý và tấm lòng nhân ái đáng quí đáng trọng của bà đối với các con.

Cũng như mọi người trong xóm ngụ cư, lúc đầu bà rất ngạc nhiên và không thể hiểu nổi điều gì xảy ra. Thấy Tràng ra đón từ ngoài ngõ lại reo lên như một đứa trẻ vồn vã khác thường. Tâm trạng bà cụ Tứ trở nên phấp phỏng, có cái gì đấy bất thường đang chờ đợi bà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn. Kim Lân đã chọn ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng bà cụ: "Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường con trai mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?" Cho đến khi nghe Tràng phân trần cắt nghĩa, bà cụ mới hiểu. Lòng bà ngổn ngang những lo âu, tủi cực, xót thương lẫn vui mừng. "Bà lão cúi đầu nín lặng". Trong lòng bà đầy những ám ảnh của một dĩ vãng nặng trĩu những đắng cay. Bà nghĩ đến ông lão, đến đứa con Út, đến cuộc đời cơ cực dài dằng dặc của mình mà thương, mà tủi cực xót xa: "Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì…" Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai hàng nước mắt. Nạn đói đang đe dọa, con có vợ bà lo lắng thự

Từ xót xa, mặc cảm, lo lắng bà nghĩ tới cái may của gia đình. Bà xót thương người đàn bà lạ. Lòng người mẹ nghèo nhân hậu thấu hiểu cảnh ngộ người con gái xa lạ bỗng trở thành con dâu của mình. "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.." Nghĩ thế bà vui trong lòng, cử chỉ của bà dịu dàng âu yếm. Bà gọi người đàn bà xa lạ là "con" xưng hô "u" một cách chân tình: "Thôi thì các con phải duyên kiếp với nhau u cũng mừng lòng". Với bổn phận làm mẹ, bà ao ước có được "dăm ba mâm" trước cúng tổ tiên sau mời làng xóm. Có thể nói bà là người suy nghĩ trước sau song cái khó bó cái khôn, ao ước giản dị ấy không thể thực hiện vì quá nghèo.

Thương con, bà thương dâu. Bà dặn dò nàng dâu bằng những lời động viên an ủi "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ ai khó ba đời? Có ra rồi con cái chúng mày về sau". Bà lại động viên an ủi " cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá".

Sáng hôm sau, con trai đã có vợ. Gia đình bà dường như đã thay đổi. Sáng hôm sau bà cùng con dâu dậy sớm thu dọn, quét tước nhà cửa." Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên". Bữa cơm đãi nàng dâu thật thảm hại. "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo". Bà đãi nàng dâu mới món "chè khoán" cháo cám. Nhưng bà toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng sau này, bà dặn con trai. Mấy hôm nữa mua ít nứa về ngăn cho khỏi trống, có tiền nuôi mấy con gà chẳng mấy chốc có cả đàn gà. Bà đem lại cho cá con niềm tin cuộc sống mặc dù tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập, tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết. Không khí ảm đạm vẫn bao trùm cuộc sống. Có thể nói trong bức tranh xã hội sáng hôm ấy, bà cụ Tứ là một điểm sáng về đạo lý làm người. Người mẹ không ao ước cho mình mà luôn sống vì con, cho con, cho lớp con cháu mai sau.

Nhân vật bà cụ Tứ tưởng như không thể có được nhất là trong hoàn cảnh gia đình bà, sự tăm tối của xã hội. Ngọn lửa tình mẫu tử ấy cũng đã đủ nhóm lên giữ niềm tin hi vọng vào tương lai tươi sáng. Nét đẹp và nhân hậu vốn có trong bà được tác giả diễn tả tinh tế qua cách sử dụng ngôn ngữ chọn lọc trong diễn tả tâm lý nhân vật, góp phần khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư