Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

14/06/2021 09:39:06

Từ bài bàn luận về phép học của la Sơn phu Từ Nguyễn thiếp. Em hãy chia sẻ về Phương pháp cách học hiệu quả của bản thân

Từ bài bàn luận về phép học của la Sơn phu Từ Nguyễn thiếpEm hãy chia sẻ về Phương pháp cách học hiệu quả của bản thân.

4 trả lời
Hỏi chi tiết
336
1
0
Snwn
14/06/2021 09:41:26
+5đ tặng
Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Để áp dụng các phương pháp tự học hiệu quả, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu. Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của bạn. Bởi bạn biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và đề ra các phương pháp tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Anh Thư
14/06/2021 09:41:32
+4đ tặng

1. Tạo niềm tin tích cực cho bản thân.

Tạo niềm tin tích cực là bước đầu tiên của 10 phương pháp học tập hiệu quả, điểm gặp gỡ đầu tiên của những học sinh giỏi là chúng luôn có một niềm tin tích cực. Niềm tin tích cực cho ta một động lực mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu.Hãy liệt kê những điều mà bạn tin mà bạn có thể làm được ra một cuốn sổ tay, một tờ giấy nháp hay bất kỳ vật gì mà bạn có thể viết lên được ngay bây giờ kể cả là cầm dao rọc giấy khắc lên bàn (mình đùa chút thôi). Giả sử như một số niềm tin tích cực của mình là:
  • Đạt điểm tuyệt đối trong các bài kiểm tra của các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại Ngữ.
  • Đạt học sinh giỏi cả học kỳ I và học kỳ II.
  • Đạt học bổng đi du học ở nước ngoài.
  • Trở thành 1 tỷ phú trong tương lai hay lọt vào top 10 người giàu có nhất thế giới … bla bla bla …
Nếu gia sử bạn có sơ xuất gì mà không đạt được những kết quả mà bạn đã đề ra, đừng bỏ cuộc và hãy học hỏi từ những sai lầm của bạn và làm lại cho tới khi thành công.

2. Đặt mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng

Đây là bước thứ hai và ở bước này sẽ phân biệt được những học sinh giỏi hay những người thành công và những học sinh hay những người còn lại. Những học sinh giỏi luôn đặt ra những mục tiêu cụ thể và rõ ràng và trên tất cả là chúng biết mình muốn gì trong cuộc sống. Những mục tiêu là nguồn động lực to lớn thúc đẩy bản thân có tinh thần và thái độ chăm chi để làm việc, học tập chăm chỉ trong khi những người khác lại bị phân tâm bởi những việc khác ngoài việc học tập.Hãy cố gắng hết sức thực hiện thành công từng kế hoạch nhỏ trong kế hoạch lớn và coi đó là những nấc thang để đi đến được thành công cuối cùng của bạn

3. Quản lý và tận dụng thời gian

Đây là bước quan trọng mà bạn cần phải để ý tới. Thời gian rất quý giá nó có thể cho bạn mọi thứ hoặc không cho bạn bất cứ thứ gì. Hãy biết quan lý thời gian của bạn một cách thông minh, cân đối thời gian vui chơi, giải trí, học tập, dành cho gia đình, bạn bè. Nếu bạn không biết cách quản lý thời gian thì bạn sẽ rơi vào trạng thái bối rối và bỏ đi những công việc mà bạn muốn thực hiện từ trước và như thế bạn sẽ không đạt được bất kỳ điều gì mà bạn mong muốn trong cuộc sống. Những người như thế thường hay nói những câu như “Để mai rồi tính” hay “Mình sẽ làm việc đó khi có thời gian”
 

4. Phương pháp đọc nhanh

Để có được phương pháp học tập hiệu quả thì việc thu thập thông tin, dữ liệu từ sách giáo khoa, sách tham khảo là điều vô cùng quan trọng. Nhưng có nhiều bạn đã tốn không ít thời gian để làm những công này mà vẫn cảm thấy chưa đủ bởi vì họ đọc rất chậm. Vậy bí quyết giúp bạn đọc nhanh là gì ? Hãy xem chúng ở dưới đây bạn nhé !
  • Đọc phần tóm tắt trước
  • Đọc câu hỏi trước
  • Đọc với cây bút dẫn đường
  • Đọc cùng lúc 5-7 cụm từ
Với những tuyệt chiêu này sẽ giúp bạn thu thập được vô vàn thông tin giá trị trong một khoảng thời gian ngắn mà bạn vẫn có thừa thời gian để làm những công việc khác.

5. Cách lọc thông tin chính

Hãy là một người thông minh khi chúng ta biết cách lọc những thông tin chính của một vấn đề nào đó. Những bạn học sinh kém luôn có gắng ghi nhớ tất cả những từ trong một bài viết thay vì vậy hãy đánh dấu những từ khóa quan trọng và việc này giúp bạn ôn lại kiến thức nhẹ nhang hơn bất kỳ học sinh nào khác.

6. Ghi nhớ bằng cả bộ não

 
Sử dụng cả 2 bán cầu não trái và phải giúp bạn tăng cường tối đa hiệu quả khi học và ôn bài. Bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian ôn bài mà chất lượng ghi nhớ bài giảng không hề thua kém một học sinh xuất sắc. Trong thực tế, kết quả học tập của một học sinh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ghi nhớ của học sinh đó.

7. Kỹ thuật ghi nhớ nhanh

Làm thế nào để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
  • Ghi thành dàn bài:
  • Nhẩm trong óc:
  • Ghi ra giấy:
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách.

8. Ứng dụng kiến thức để thực hành

Rất hiếm khi gặp những câu hỏi trong bài kiểm tra hay bài thi được ra giống hệt trong sách giao khoa và chỉ cần thay số vào để làm đúng chính xác. Vì thế mới có chuyện học sinh học vẹt rất ít khi đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra hay các kỳ thi của nhà trường.Sở dĩ các em học sinh xuất sắc đạt nhiều điểm mười là bởi vì chúng biết cách ứng dụng linh hoạt kiến thức vào những dạng câu hỏi và đề bài cụ thể. Chúng cũng biết rằng mỗi đơn vị kiến thức có một số dạng câu hỏi và bài tập nhất định. Chúng sẽ làm quen với tất cả các dạng câu hỏi có thể ra thi (từ các đề thi cũ) và học các bước để đưa câu trả lời tốt nhất có thể.

9. Ôn lại nội dung

Ôn lại mỗi bài học là phương pháp rất hiệu quả bạn không bị quên đi những kiến thức mà bạn đã nạp được trong ngày. Các học sinh giỏi luôn biết ôn lại nội dung đã học bằng cả 2 bán cầu não để khi cần chúng có thể đánh thức được toàn bộ kiến thức mà chúng đã được học trước đó.

10. Kỹ năng làm bài thi

Ở bước cuối cùng là học và áp dụng các kỹ năng thi cử khi làm bài thi. Những người học hành hiệu quả biết cách thư giãn trước giờ thi, khi vào phòng thi rồi thì biết cách trình bày bài ngắn gọn, xúc tích và quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành bài thi tốt nhất trong ngày quan trọng này.
Anh Thư
1. Tự giác Việc tự giác ôn tập là một điều vô cùng quan trọng. Trước tiên, tự giác là khi chúng ta không cần bố mẹ phải nhắc nhở việc học bài và làm bài tập. Khi có ý thức tự giác học, ta sẽ chủ động xem lại những kiến thức của bài cũ, làm bài tập về nhà, tìm hiểu trước các bài học, chuẩn bị bài, soạn bài mới. Bên cạnh đó, ta cũng sẽ chủ động tìm hiểu thêm những phần kiến thức mà ta chưa nắm chắc. Vì vậy, tính tự giác trong học tập là điều thiết yếu mà mỗi chúng ta cần phải có để đạt được kết quả tốt trong học tập. 2. Phân bố thời gian học tập Nếu chúng ta học một môn liên tục trong thời gian dài, không có thời gian nghỉ ngơi, chúng ta rất dễ bị stress. Lời khuyên của mình đó chính là các bạn hãy học theo từng môn và mỗi môn chỉ nên học trong khoảng từ 45-50 phút, và thời gian nghỉ giữa các môn là khoảng từ 5-10 phút. Như vậy, khi học đầu óc của chúng ta sẽ không bị quá căng thẳng. Và chúng ta cũng không nên học bài quá khuya, đến 12h đêm các bạn vẫn chưa học bài xong, các bạn hãy đi ngủ và tiếp tục học bài vào khoảng từ 4-5h sáng ngày hôm sau, như vậy chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, học dễ vào hơn. 3. Học tới đâu, chắc tới đó Việc nắm vững các kiến thức là điều mà ai cũng quan tâm. Vậy làm cách nào ta có thể nắm vững được chúng? Trước hết, ta cần hình thành cho bản thân một thói quen đó là đọc lại bài cũ và soạn trước bài mới. Việc đọc lại bài cũ sẽ giúp cho chúng ta nhớ được các kiến thức mà thầy cô đã giảng trên lớp. Đồng thời, ta cũng cần chăm làm các bài tập, các dạng bài mà các thầy cô ở trên lớp giao để nắm vững được những công thức, kiến thức của bài học. Còn việc soạn, đọc trước bài mới sẽ giúp cho chúng ta phần nào nắm trước được lượng kiến thức mà ta sẽ học trong các tiết tới, cũng như giúp ta chú trọng được những kiến thức mà ta thấy khó hiểu để các thầy cô có thể giải đáp giúp cho chúng ta. 4. Tập trung nghe giảng và ghi bài đầy đủ Việc chúng ta tập trung lắng nghe các thầy cô giáo giảng bài đã giúp cho ta nắm được 60-70% kiến thức của bài học. Phần còn lại chính là việc chúng ta có ghi chép bài đầy đủ bài. Việc ghi chép bài đầy đủ không chỉ giúp ta có thể nhớ bài lâu hơn mà đó còn là tài liệu để cho chúng ta ôn tập lại kiến thức cũ trước khi bước vào các kì thi. 5. Đừng ngại đọc sách và ngại thắc mắc Ngoài những kiến thức mà các thầy cô đã dạy ở trên lớp, về nhà chúng ta nên đọc thêm sách giáo khoa và đọc những cuốn sách nâng cao để tích lũy thêm kiến thức. Trong quá trình học nếu như ta không hiểu phần nào, ta có thể giơ tay hỏi các thầy cô để được giải đáp. Đừng ngại, các thầy cô chính là người giúp ta giải đáp những thắc mắc, nếu bạn ngại hỏi, vậy bao giờ bạn mới tìm được đáp án cho câu hỏi đó? Nếu bạn ngại hỏi trước lớp, bạn có thể hỏi các thầy cô vào giờ nghỉ giải lao hoặc cuối buổi học, các thầy cô luôn sẵn lòng để giải đáp cho bạn. 6. Chăm làm bài tập và luyện đề Bài tập về nhà là những dạng bài mà thầy cô muốn chúng ta nắm vững kiến thức sau mỗi tiết học trên lớp. Đây cũng chính là một cách mà các thầy cô giúp ta ôn tập tốt hơn cho các kì thi. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không nên lười làm bài tập về nhà. Gần đến các kì thi, thầy cô thường ôn luyện các dạng đề của các năm trước. Đó cũng là một cách để ta nắm chắc các kiến thức hơn cũng như làm quen với các dạng bài tập trong đề thi. Vì vậy, chúng ta không nên ngại hay lười làm chúng. Biết đâu nhờ chăm làm các dạng đề, quen các dạng bài nên ta có thể đạt được chất lượng tốt trong các kì thi. 7. Đừng tạo cho mình áp lực quá nhiều Việc có kết quả học tập tốt là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến cho học sinh chúng ta cảm thấy áp lực nhất. Chính việc đặt nặng kết quả học tập đã tạo áp lực, khiến cho bản thân mình cảm thấy mệt với việc học. Không nên so sánh kết quả học tập với nhau mà hãy trở thành đôi bạn cùng tiến. Vì vậy, đừng tạo cho bản thân mình quá nhiều áp lực. Hãy học tập và thư giãn. 8. Tâm lí trước khi đi thi Chắc hẳn ai cũng sẽ cảm thấy lo lắng và khá sợ hãi trước khi đi thi. Tuy vậy, mình khuyên các bạn trước giờ thi, các bạn nên hạn chế việc ôn lại bài. Bởi nếu sát giờ thi mà các bạn vẫn ôn sẽ rất dễ bị lẫn kiến thức, dẫn đến khi vào phòng thi sẽ rối và không làm được bài. Vì vậy, trước khi thi, ta cần phải giữ vững cho mình một tâm lí ổn định, thoải mái, không được quá căng thẳng. Không chỉ có vậy, các bạn cũng cần phải giữ gìn sức khỏe thật tốt, không học quá khuya, ăn uống đầy đủ chất, tránh việc nhịn đói. 9. Hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị điện tử khi học bài Các thiết bị điện tử là một công cụ hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc học tập cũng như tra cứu thông tin cho bài học. Thế nhưng việc quá lạm dụng chúng khi học tập sẽ khiến cho ta lúc nào cũng sẽ bị phụ thuộc, không chủ động. Trong quá trình thi cử, chúng ta không thể sử dụng các thiết bị điện tử để hỗ trợ. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết thì chúng ta mới sử dụng các thiết bị điện tử, còn không, hãy để tắt nguồn chúng đi hoặc cất chúng vào nơi mà ta không thể nhìn thấy. 10. Đừng ngủ quên trên chiến thắng Đây cũng là điều mà mình đã thấy rất nhiều người mắc phải. Giả dụ các bài kiểm tra của bạn đều đạt điểm cao, ắt hẳn bạn sẽ rất tự tin về sức học của mình. Nhưng đây lại là một điều vô cùng nguy hiểm. Nếu như bạn không tiếp tục cố gắng, thì chỉ giậm chân tại chỗ, mọi người xung quanh bạn vẫn đang tiếp tục tiến lên phía trước, chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại, thậm chí có thể bị mọi người bỏ lại phía sau. Vậy nên tuyệt đối đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, dù kết quả có ra sao bạn vẫn phải luôn nỗ lực bước về phía trước. Trên đây là những phương pháp học tập của mình cũng như những điều mà mình đã rút ra được từ quá trình học tập. Mình mong nó có thể giúp ích các bạn phần nào trong việc cải thiện kết quả học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi vào 10 nhé. Mình chúc các bạn sẽ đạt được thành công trên con đường mà các bạn đã chọn.
1
0
Tú Uyên
14/06/2021 09:43:00
+3đ tặng

Mỗi người khi sinh ra đều phải học. Nhưng học như nào để có hiệu quả.? Từ xưa vấn đề này đã được các nhà thông thái bàn tới. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Điều đó nói lên tầm quan trọng của phương pháp học đi đôi với hành, một trong những phương pháp quyết định tới sự thành công của người học.

Cốt lõi của việc học là rèn luyện con người thành người tố. Học để làm người tốt đẹp, có nhân cách cao thượng, biết phân biệt lẽ đúng sai. Học để giữ gìn đạo lí ở đời. Học là quá trình ta tiếp thu kiến thức cho bản thân mình thông qua sách vở, quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Học là cách ta nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước,  trau dồi kiến thức, mởmang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của bản thân. Hành là hành động, là hoạt động, là làm, là thực hành.  Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học lí thuyết vừa thực hành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được vận dụng vào trong thực tế. phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống.

Trong phần cuối của bài tấu, đã bàn về phép học (Luận học pháp) : “Học phải rộng sau đó tóm gọn theo điều học mà làm”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã đề cao việc học phải đi đôi với hành. Theo Nguyễn Thiếp, mục đích của việc học là học để làm người tốt đẹp, có nhân cách cao thượng; học để biết phân biệt lẽ đúng sai; học để giữ gìn kỉ cương và đạo lí ở đời. Nghĩa là phải biến những điều đã học được thành hành động cụ thể để tạo ra một hiệu quả nhất định. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thểtách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Học là để hiểu biết còn hành làđể quen tay. Chúng ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. Bởi thế học và hành hết sức quan trọng và có mối quan hệ mật thiết.

Nếu “học” mà không “hành” tức là nắm vững lí thuyết mà thiếu kĩ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế, làm việc dễ thất bại, trở thành người vô dụng. Một đất nước có nhiều người hay chữ, đó là điều tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đem đến những hạn chế to lớn nếu chỉ có văn hay chữ tốt mà không biết vận dụng nó vào trong đời sống, khiến cho những kiến thức có được trở nên có ích cho đời cho xã hội. Giống như muôn hoa đua nở trên cành mà không thơm hương, tuy đẹp mà vô dụng vậy. Thực tế hiện nay, có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan... lúng túng không biết phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên do là “học” mà không “hành”, là do học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến những sai lầm to lớn nữa. La Sơn Phu tử cũng đã chú ý đến vấn đề này. Ông dặn dò: “Cứ theo điều học mà làm”. Nghĩa là, khi làm việc không được rời xa điều đã học, đảm bảo đúng đắn, chính xác, không sai lệch. Nền chính học được xây dựng dựa trên những điều đã được kiểm nghiệm thực tế, nếu lý thuyết đã được khẳng định thì nên tuân theo, không nên làm khác đi. Điều khác biệt, cái mới, cái sáng tạo sẽ được tôn trọng và đề chỉ khi nó đúng, còn nếu làm khác một cách cố chấp, mù quáng thì có khác chi là ngu xuẩn vậy.

Nếu vừa “học” vừa “hành” thì vừa nắm vững lí thuyết vừa có kĩ năng vững vàng, hình thành kinh nghiệm thực tế, ít sai sót, dễ hoàn thành công việc và thành công trong cuộc sống. Thông thuộc kinh sử, sách vở cổ kim là điều mà các bậc danh nho luôn chú tâm. Phải biết một cách chắc chắn rồi mới làm. Qua thực tế mà tự hoàn thiện bản thân, hạn chế được sai lầm, thiệt hại, tránh làm cho bản thân hoặc người khác bị tổn thất. Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào.

Vậy muốn học và hành có hiệu quả mỗi người cần phải học và hành một cách chân chính. Trước hết, theo La Sơn Phu Tử là phải học lấy cái gốc của tri thức. Phải học có hệ thống một cách bài bản, kĩ lưỡng, không được lơ là. Thông hiểu tri thức, thấu hiểu lí lẽ ở đời mới giúp con người có hành động đúng đắn, công việc được trôi chảy. Từ đó đạo đức cũng được đề cao, đạo học được khẳng định mạnh mẽ. Việc nắm vững tri thức sẽ làm nảy sinh khát vọng làm việc và cống hiến của con người. Điều đó là rất đúng, vì vậy đểhọc và hành có ý nghĩa, chúng ta thử bàn bạc về mối quan hệ giữa học và hành. Nếu chỉ học vì mục đích lấy danh thơm đểchứng tỏ với mọi người là ta có học thì chỉ uổng phí và mất thời gian. Hoặc nhiều người đi học để lấy điểm, lấy bằng cấp, theo đuổi chức vụ là những người phục vụ cá nhân, ích kỉ mà không vận dụng kiến thức để làm sao cho có sản phẩm quả là đáng trách. Chính vì vậy nên học không hành là vô ích, hành không học thì không có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp học đi đôi với hành. Sự kết hợp này chắc chắn đạt được kết quả cao. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Qua phân tích tác dụng của việc “học đi đôi với hành” ta thấy quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Chính vì thế mỗi người hãy lựa chọn cho mình mục đích học tập đúng đắn nhất để vận dụng phương pháp học đi đôi với hành này để có thể đi tới được thành công của chính mình đồng thời đem lại lợi ích cho quốc gia xã hội.

0
0
Xuân Nguyễn
14/06/2021 09:46:03
+2đ tặng

Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.

Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành.

Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức, học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật,… Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng, lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết, học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: “Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm”.

Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của oxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao? Trong “Bàn luận về phép học” thì “hành” còn là sự áp dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến triết lý thành thực tế để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người. Đối với người xưa, học không chỉ làm người, học còn để hiểu Đạo. Đó là lẽ sống, lẽ cư xử đối đãi giữa người với người. Có học, mới hiểu rõ Đạo, mới biết vận dụng đạo lý thành hiền vào cuộc sống. Học không phải là “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Vì cách học vì danh lợi phù phiếm này chỉ khiến “nước mất nhà tan”, sản sinh ra một thế hệ “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Đây chính là những gì mà La Sơn Phu Tử đã bàn luận trong tấu chương của mình.

Nhưng liệu chỉ hành thôi mà không học thì có phải là một điều tốt? Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và "nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên". Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Nếu như ta đã từng được thực hành đấy, đã biết được cách thức để thực hiện thí nghiệm đấy nhưng nếu ta không được học qua kiến thức từ trước thì liệu có thể thực hiện đúng và an toàn thí nghiệm được không? Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Học mà không hành thì không nắm vững được kiến thức mà nếu chỉ hành mà không học thì có thể sẽ không đủ kiến thức để áp dụng vào thực hành. Bởi vậy chỉ có: “học đi đôi với hành” thì chúng ta mới có thể nắm kiến thức một cách sâu sắc và áp dụng đúng vào thực tế cuộc sống được.

Trước hết, theo La Sơn Phu Tử là phải học lấy cái gốc của tri thức. Phải học có hệ thống một cách bài bản, kĩ lưỡng, không được lơ là. Thông hiểu tri thức, thấu hiểu lí lẽ ở đời mới giúp con người có hành động đúng đắn, công việc được trôi chảy. Từ đó đạo đức cũng được đề cao, đạo học được khẳng định mạnh mẽ. Việc nắm vững tri thức sẽ làm nảy sinh khát vọng làm việc và cống hiến của con người. Biến sự thông hiểu thành hành động hữu ích giúp đời là mục đích của việc học. Tri thức chỉ hữu ích khi nó tạo ra một giá trị nào đó cho cuộc sống con người, thực sự là động lực giúp xã hội ổn định và phát triển. Hành động là hệ quả không thể khác của việc thông hiểu lí thuyết. Biết phân biệt lẽ đúng sai, phải trái, đề cao lẽ phải, xa rời cái xấu, cái ác, giữ gìn đạo đức và nền chính học là nhiệm vụ của người đi học. Nghĩa là, sự hiểu biết phải phục vụ cho cái tốt, cái đẹp, hướng đến phục vụ con người, vì con người. Biết kiểm nghiệm tri thức, rút kết kinh nghiệm cho bản thân và có lựa chọn đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Bởi tri thức không phải lúc nào cũng đúng, có khi nó sai lệch, không nên áp dụng một cách khiên cưỡng, rập khuôn máy móc. Nâng cao giá trị tri thức tự những kinh nghiệm thực là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ. Chúng ta không chỉ biết tận hưởng các giá trị tri thức do cha ông để lại mà trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục tạo ra các giá trị mới mẻ và tiến bộ, gìn giữ lại cho muôn đời sau.

Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, ta nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, chúng ta phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo