Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày khái niệm và cách phân loại phép đối

BÀI KIỂM TRA

Môn: Ngôn ngữ học văn bản

Câu 1:

Trình bày khái niệm và cách phân loại phép đối.

Câu 2:

 Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 câu có sử dụng phép thế đồng nghĩa. Chỉ ra các yếu tố liên kết sử dụng trong phép thế đó?  

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
881
3
2
Hiển
14/06/2021 14:52:10
+5đ tặng
Trong cuộc sống của chúng ta không j quý hơn đó là tình người ,nó là một thứ tình cảm mà con người ta trao cho nhau,là một biểu hiện trong cuộc sống đời thường chẳng hạn như ta cho một em bé nghèo chưa có tiền ăn sáng một cái bánh mì ,ta yêu thương anh ,chị ,em ,những người xung quanh ta như chính bản thân mình hay ta chia sẻ niềm vui hay cảm thông nỗi buồn cho người khác ,... đó đều là biểu hiện của người tâm hồn có tình người.Mặc dù tình yêu thương,một tâm hồn có tình người rất tốt nhưng đâu đó vẫn còn một số người vẫn còn ích kỉ,ko biết chia sẻ cho người khác ,..đó là những biểu hiện đáng buồn mà chúng ta ko nên làm .Tình người là một đức tính tốt ,là một trong những cách giúp mọi người gần gũi với nhau hơn không những vậy đó còn thể hiện một người có văn minh lịch sự có văn hóa được mọi người kính trọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
2
Nguyễn Nguyễn
14/06/2021 14:52:38
+4đ tặng
Phép đối là cách sắp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
1
2
Hùng
14/06/2021 14:53:00
+3đ tặng
Câu 1: khái niệm: 
Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…

Phân loại: Có hai loại đối:

   + Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.

VD: Hoa cười ngọc thốt đoan trang

(Nguyễn Du)

   + Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau

VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà huyện Thanh Quan)

3
1
Tú Uyên
14/06/2021 14:53:53
+2đ tặng

– Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…
 

Đặc điểm

– Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

VD: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng

(Ca dao)

– Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).

VD:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

VD: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

(Hồ Xuân Hương)

3. Phân loại: Có hai loại đối:

   + Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.

VD: Hoa cười ngọc thốt đoan trang

(Nguyễn Du)

   + Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau

VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà huyện Thanh Quan)

4. Tác dụng của đối:

– Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).

Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Tạo ra sự hài hoà về thanh.

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù

(Trần Quốc Tuấn) 

→ Phép đối tạo nên sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn

– Nhấn mạnh ý.

Bán anh em xa mua láng giềng gần.

(Ca dao)

– Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhân mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×