LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa của con người Hà Tĩnh. Bằng

TRÌNH BÀY NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA CON NGƯỜI HÀ TĨNH. BẰNGD TÌNH YÊU VÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI QUÊ HƯƠNG, BẠN HÃY ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾP TỤC BẢN TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CON NGƯỜI HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ( khoảng 4000 từ ạ)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.123
3
2
+5đ tặng
Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể. Gần đây, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống .

 

Hoan Châu đệ nhất danh thắng chùa Hương Tích (thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc). Ảnh: Chùa Hương Tích ngày nay nhìn từ trên cao, Ảnh PV)

 

Nằm trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao khoảng 650m so với mực nước biển, tương truyền chùa Hương Tích được xây dựng từ đời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Chùa bao gồm một quần thể di tích với cảnh sắc tuyệt đẹp, như: chùa chính Hương Tích, động Tiên Nữ, am Bát cảnh, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên... Từ xưa, chùa Hương Tích được ca ngợi đứng đầu trong 21 danh lam thắng cảnh của vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh.

 

Di tích Khảo cổ học Bãi Phôi Phố (Xuân Viên, Nghi Xuân) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1974 bởi các nhà khảo cổ học. Năm 2014, Bãi Phôi Phối - Bãi Cọi được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia.

 

Bãi Cọi thuộc văn hóa Sa Huỳnh (từ 1000 năm trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên) vùng Trung bộ, có sự du nhập của văn hóa Đông Sơn và văn hóa đồ sắt Trung Quốc. Việc phát hiện di tích Bãi Phôi Phối- Bãi Cọi chứng minh Hà Tĩnh là vùng đất hàng nghìn năm trước, người Việt cổ đã sinh sống. (Ảnh: Mộ nồi - hình thức mai táng đặc biệt được tìm thấy ở Bãi Cọi. Hình ảnh được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia đợt 18/10/2020 vừa qua. Ảnh: Internet)

 

Di sản văn hóa Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc). Trong đó, nổi bật là “Mộc bản trường học Phúc Giang” (còn gọi là Mộc bản Trường Lưu) và “Hoàng hoa sứ trình đồ” (Hành trình đi sứ Trung Hoa) đã được công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 

Mộc bản trường học Phúc Giang được xem là bộ sách giáo khoa kinh điển được sử dụng liên tục cho việc dạy và học của hàng ngàn thầy giáo và học sinh qua gần 3 thế kỷ (XVIII - XX). Còn Hoàng hoa sứ trình đồ là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII. (Ảnh: Mộc bản trường học Phúc Giang. Ảnh: PV)

 

Di tích Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) bao gồm một tổ hợp di sản vật thể và phi vật thể, trong đó, nổi bật là Di sản văn chương Nguyễn Du và Truyện Kiều.

 

Đại thi hào Nguyễn Du đã được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1965) với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác không chỉ đối với nền văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học thế giới. Ảnh: Các ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Nôm, chữ Hán và một số ngôn ngữ khác qua nhiều thời kỳ....

 

Bảo vật quốc gia: Bia Sùng Chỉ (xã Tùng Lộc, Can Lộc). Bia Sùng Chỉ hay còn gọi là “Sùng Chỉ bi ký” được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nay là xã Tùng Lộc (Can Lộc) nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.

 

Hiện, bia được dựng ở nhà thờ danh nhân Hà Tông Mục (thôn Tây Hương, xã Tùng Lộc). Tháng 1/2020, bia Sùng Chỉ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Trong ảnh: Từ trái qua phải mặt trước và mặt sau của bia Sùng Chỉ.

 

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, được hình thành từ các hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt thường ngày... Năm 2014, dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Trong ảnh: Liên hoan Dân ca ví, giặm lần thứ 4, tổ chức tại Hà Tĩnh

 

Ca trù là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ thế kỷ 15. Trong đó, Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được xem là một trong những cái nôi của nghệ thuật ca trù và Nguyễn Công Trứ là người có công đưa ca trù trở nên nổi tiếng vào thế kỷ 19 cho đến ngày nay. Ảnh: Hát ca trù tại Cổ Đạm (Nghi Xuân)

 

Hà Tĩnh cũng là địa phương nhiều lần đăng cai tổ chức liên hoan ca trù toàn quốc. Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và được xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trong ảnh: Một tiết mục ca trù của đoàn Hà Tĩnh tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018.

Hà Tĩnh là vùng đất có một kho tàng di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) vô cùng phong phú và đa dạng, mỗi di sản đều có nét đặc sắc và vị trí riêng. Với vai trò là cơ quan đại diện Hội Di sản văn hóa Việt Nam ở Hà Tĩnh, thời gian qua, Chi hội Di sản Việt Nam tại Hà Tĩnh đã luôn nỗ lực cùng với các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng làm tốt vai trò tham mưu của mình cùng các cấp, ngành phát huy vai trò di sản trong chiến lược xây dựng con người và văn hóa Hà Tĩnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Thị Thu Hà
16/06/2021 05:34:56
+4đ tặng
Những tổn thất nặng nề về người và tài sản do thiên tai ở các tỉnh miền trung đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, lo lắng của người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Cùng với sự quan tâm, kịp thời chỉ đạo, sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, chính quyền các địa phương và các cơ quan chức năng, rất nhiều ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đã có nhiều việc làm thiết thực khắc phục hậu quả lũ lụt, chia sẻ tháo gỡ cũng như hỗ trợ đồng bào miền trung vượt qua khó khăn. Nhưng đó mới là bước đầu, bởi chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới giúp các địa phương bị thiệt hại từ thiên tai sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục phát triển. Có thể thấy, mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ, đó là truyền thống quý báu của dân tộc, đã in dấu ấn trong huyết quản của người Việt Nam. Ðóng góp, cứu trợ đồng bào vùng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai là hành động rất cần thiết, cần biểu dương và khuyến khích. Song khắc phục hậu quả thiên tai cũng cần thiết không kém, vì chúng ta phải làm mới hoặc củng cố hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho gia đình có nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, giúp học sinh tiếp tục đến trường, sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường… Ðó là những công việc rất lớn nhưng phải hoàn thành, vì chỉ phải giải quyết rốt ráo những công việc đó, chúng ta mới bảo đảm cuộc sống ở vùng bị thiên tai sớm ổn định. Trọng trách này đã đặt Nhà nước, các địa phương, các ngành liên quan trước các nhiệm vụ nặng nề, và để hoàn thành không chỉ cần công sức, tiền bạc, mà còn cần phải tiến hành có tổ chức, quy củ, đồng bộ. Vì thế, hơn lúc nào hết, khi đất nước còn nghèo toàn dân cần chung tay, đoàn kết, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cùng Ðảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau.
1
0
trầm kẻm
19/06/2021 07:35:25
+3đ tặng

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt gần 1.229.300 người, mật độ dân số đạt 205 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 196.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.032.500 người. Dân số nam đạt 607.600 người, trong khi đó nữ đạt 621.700 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 4.8 ‰.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 31 dân tộc cùng 1 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh là đông nhất với 1.224.869 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Mường với 549 người, người Thái đứng ở vị trí thứ 3 với 500 người, thứ 4 là người Lào với 433 người.Ngoài ra, Tỉnh còn có một số dân tộc ít người khác gồm: Tày, Khmer, Hoa, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Raglay, Mnông, Thổ, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Giẻ – Triêng, La Chí, Chứt, Lô Lô, Cơ Lao, Cống.

Hà tĩnh là vùng đất sinh ra của các người tài từ xa xưa đến nay với:

  • 2 Tổng bí thư: Trần Phú và Hà Huy Tập
  • Phan Đình Phùng là một trong 4 lãnh tụ nổi tiếng nhất tiêu biều cho 4 con đường giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20: Cần Vương (Phan Đình Phùng); Khởi nghĩa Nông dân (Hoàng Hoa Thám); Duy Tân (Phan Châu Trinh); Đông Du(Phan Bội Châu), con đường thứ 5 là của Bác Hồ.
  • GS Phan Huy Lê là người Việt Nam đầu tiên được Nhật Bản trao tặng Giải thưởng quốc tế văn hóa châu Á Fukuoka (1996). Là chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam ba khóa liền: Khóa II (1990 – 1995), khóa III (1995 – 2000) và khóa IV (2000 – 2005).
  • Hoàng Cao Khải là đại thần, Phó vương triều Nguyễn, tên Việt gian bán nước đầu sỏ nhất, bị khinh ghét nhất.
  • Hoàng Đình Bảo là Quận công (Huy quận công) nổi tiếng nhất thời chúa Trịnh Cán.v..v.v..

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư