Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về câu chuyện chim én và dế mèn

viết bài văn nghị luận về câu chuyện chim én và dế mèn
VIẾT THÀNH BÀI ạ

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.859
1
2
Anh Thư
16/06/2021 17:16:38
+5đ tặng

1. Ý nghĩa của câu chuyện:

– Chim én tốt bụng tặng cho Dế mèn một món quà nhưng Dế mèn không biết trân trọng điều đó. Bản thân là gánh nặng của người khác nhưng lại tưởng người khác là gánh nặng của mình. Lòng ích kỉ, toan tính khiến Dế ngộ nhận và phải trả giá.

⇒ Câu chuyện gợi ra nhiều vấn đề, hiện tượng đáng để suy nghĩ trong cuộc sống:

+ Tác hại của lối sống ích kỉ, lối sống thực dụng, hướng mọi người đến sự dung hòa giữa cho và nhận.

+ Trong cuộc sống rất cần đến sự hợp tác và sẻ chia đến từ hai phía để đôi bên cùng có lợi.

+ Con người cần phải nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống, biết trân trọng những gì đang có, sẽ có. Chỉ có như vậy cuộc sống mới không gặp những điều bất hạnh giống như chú Dế nhỏ.

+ Đó cũng là câu chuyện về niềm tin của con người trong cuộc sống. Lòng tốt là rất đáng quý nhưng niềm tin tưởng lẫn nhau còn đáng quý hơn gấp bội.

2. Bàn luận:

– Trong thực tế, nhiều người có lối sống ích kỉ, thực dụng. Họ chỉ biết nhận mà không biết cho đi, luôn toan tính cho bản thân mà bất chấp tất cả.

– Trong cuộc sống con người không nên có lối sống thực dụng, toan tính, ích kỉ. Lối sống ấy khiến con người trở nên vô cảm, sống cô đơn, thậm chí chuốc họa vào thân.

– Cuộc sống luôn cần sự quan tâm, hợp tác và sẻ chia để mỗi người luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc.

– Sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho các mối quan hệ xã hội luôn tốt đẹp, cuộc sống gần gũi, tràn ngập yêu thương.

– Giá trị cuộc sống nằm ở những điều mình đang có tuy vậy thực tế vẫn còn rất nhiều người không biết trân trọng những điều đó luôn tìm kiếm những giá trị xa xôi, viển vông.

– Biết trân trọng mọi điểu thuộc về hiên tại con người sẽ luôn cảm thấy tự tin, yêu cuộc sống, thấy cuộc sống này thật đáng sống, không ngừng nỗ lực phấn đấu.

– Trong cuộc sống, chỉ có lòng tin tưởng lẫn nhau mới giúp duy trì các mối quan hệ  dài lâu, nhưng vẫn có những người trao đi lòng tốt với thái độ ngờ vực, thiếu tin tưởng.

– Niềm tin giúp cho chúng ta vượt qua những thử thách khó khăn, thấy cuộc sống luôn có ý nghĩa và tràn đầy yêu thương.

3. Bài học:

– Giá trị đích thực của cuộc sống là cho đi và nhận lại. Khi bạn cho đi bạn sẽ nhận lại nhiều hơn.

– Trong cuộc sống người không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ nhận được hạnh phúc,

– Một mối quan hệ tốt đẹp không thể được xây dựng bằng sự ích kỉ, lòng toan tính hay sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Chỉ có quan tâm sẻ chia, tin tưởng mới là cầu nối cho những mối quan hệ dài lâu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Nguyễn Nguyễn
16/06/2021 17:21:33
+4đ tặng

Một trái tim còn đập là trái tim biết yêu thương. Yêu thương con người chính là biểu hiện của chữ "tình" trong cuộc sống. "Tình người là đáng quý". Mọi người sống với nhau là trọng cái "tình", cái "nghĩa". Đó là bản sắc của con người Việt Nam mà ai ai cũng phải thừa nhận. Ngay từ khi còn nhỏ, ta đã được giáo dục về cái lẽ sống ấy. Biết yêu thương con người, biết đồng cảm với những người có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, thiếu thốn hơn mình, biết giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khi có thể dù chỉ nhỏ thôi cũng đủ để họ có một hi vọng lớn vào tương lai. Quả là thật đúng với tinh thần của câu nói: "Lá lành đùm lá rách" của thế hệ đi trước để lại.

Đặc điểm chung của dòng văn học dân gian Việt Nam đó là hình ảnh được sử dụng để miêu tả hết sức bình dị, gần gũi với người dân. Trong câu nói này, người dân, những người lao động đã sử dụng hình ảnh "chiếc lá" để ví von, ẩn dụ cho cái ý nghĩa sâu thẳm bên trong. Hình ảnh chiếc "lá lành" và "lá rách" thực sự rất dễ để người nghe liên tưởng, tưởng tượng và thấu hiểu. Lá ở trên cành có cái lành cái rách giống như con người trong xã hội có kẻ giàu người nghèo, có những mảnh đời cơ cực bất hạnh. “Lá rách” là chiếc lá dễ bị tổn thương nhất trên cây. Chỉ cần một chút gió mạnh mưa giông, chiếc lá ấy cũng có thể rớt xuống lìa cành. Cũng giống như những mảnh đời éo le trong xã hội là những thành phần dễ bị tổn thương nhất. Họ không đủ sức để chống chọi với những sóng gió của cuộc đời. Một chiếc lá ngay từ khi mới mọc chồi đâu muốn trở thành chiếc lá rách yếu ớt.

Con người ngay từ khi sinh ra cũng đâu muốn mình trở thành kẻ yếu thế. Nhưng những nhân tố khách quan đã đẩy họ đến bước đường đó. Có thể là họ đã gặp rất nhiều những sóng gió trước đây và không còn đủ sức để chống chọi thêm được nữa. Có thể là ngay từ đầu cuộc sống của họ đã khó khăn nhưng ngày càng khó khăn thêm mà không có lối thoát. Câu nói "lá lành đùm lá rách" được lấy từ hình ảnh những chiếc lá cứ đan xen vào nhau, không tách rời. Cứ tầng tầng lớp lớp lá đan vào nhau che phủ cả một khoảng nắng trên sân. Ít ai có thể thấy được những chiếc lá rách. Từ "đùm" có nghĩa là đùm bọc, chở che và bảo vệ. Câu nói muốn khuyên nhủ con người hãy biết cảm thông, giúp đỡ khi có thể với những người có hoàn cảnh éo le hơn mình. Bởi cuộc sống là cho đi đâu chỉ nhận về.

Con người sống với nhau là để yêu thương. Hơn ai hết, những người bất hạnh cũng muốn mình có một tương lai tốt đẹp. Không ai muốn mình cứ đắm chìm mãi trong bất hạnh, mệt mỏi, chán trường. Nên nếu có thể hay dang rộng vòng tay giúp đỡ họ. Dù chỉ nhỏ thôi như một lời động viên an ủi cũng có thể làm họ cảm thấy vững tin, hy vọng vào tương lai tươi sáng. Ở Việt Nam chúng ta, có rất nhiều hoạt động được thực hiện trên tinh thần đó. Nhỏ nhất có thể nói đến như hoạt động phát cơm tại các bệnh viện của đội sinh viên tình nguyện. Lớn hơn có thể nói đến những mạnh thường quân chung sức ủng hộ cho những mảnh đời cơ cực, bị bệnh cần một khoản tiền lớn để chữa trị. Trong khuôn khổ nhà trường có thể kể đến các hoạt động nhỏ như mua tăm ủng hộ, quyên góp áo ấm…

Những câu truyện cổ tích ngày xưa mẹ thường hay kể đã rất nhiều lần đề cập đến câu nói này. Chắc hẳn không ai có thể quên những hình ảnh bà tiên giả làm người đi đường nghèo khổ để thử lòng con người và cái kết là người đã giúp đỡ bà sẽ được hạnh phúc trong cuộc sống. Một cốt truyện quen thuộc nhưng ở trong đó là cả một triết lý sâu xa. Đó là cho đi sẽ được nhận về xứng đáng. Có cho thì mới có nhận. Hãy biết yêu thương con người, đồng cảm với mọi người. Bởi lẽ có như vậy thì tâm hồn bạn mới được thanh thản.

Nguyễn Nguyễn
Câu chuyện” Chim Én và Dế Mèn “ ngắn gọn, dồn nén trong vài dòng ngắn ngủi nhưng lại chứa đựng rất nhiều bài học nhân sinh lớn. mỗi người đề học được những bài học nhân sinh từ câu chuyện: - Đó có thể là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ: nếu biết hợp tác và chia sẻ tất cả mọi người sẽ cùng có lợi. - Đó có thể là câu chuyện về giá cuộc sống: biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc, thậm chí bất hạnh. Bởi vậy hạnh phúc tùy thuộc vào chính ta. - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn.​ - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn. - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn.​ - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn. - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn. - Đó cũng có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: với cái nhìn thiển cận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất cuộc sống dẫn đến những quyết định sai lầm. - Đó cũng có thể là bài học về cho và nhận mà cả cho và nhận luôn luôn chuyển hóa: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại… Điều quan trọng không phải những thứ ta mang theo bên mình, mà là những gì ta đã đóng góp cho cuộc sống. Hãy quan tâm đến moi người và tận hưởng cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Thương Lê
cám ơn nhìu ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×