phân tích nhân vật ông hai trong truyện ngắn làng của kim lân
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kim Lân là một nhà văn có sở trường về mảng đề tài cuộc sống của con người ở nông thôn thôn Việt Nam. Theo Nguyên Hồng thì đó là một nhà văn "1 lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống, con người ở thôn quê. Nhà văn Kim Lân đã viết thành công tác phẩm Làng ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đặt biệt là nhân vật ông Hai với tình yêu làng và tình yêu nước sâu sắc.
Làng là một tác phẩm ra đời vào đầu những năm kháng chiến chống Pháp. Chuyện có kết thúc đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với những tình cảm của ông về làng Chợ Dầu của mình. Ông Hai đã trở thành một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trước Cách mạng tháng Tám, mỗi khi kể về làng của ông, ông chỉ khoe và tự hào về cái sinh phần ở cuối làng của Viên Thống Đốc làng mình cho dù chính bản thân ông và nhiều người đã phải khổ tâm về cái sinh phần ấy. Nhưng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông lại có suy nghĩ và nhận thức khác về làng mình. Ông không còn khoe cái sinh phần ấy nữa mà ông lại đi khoe rằng làng mình là một làng kháng chiến, từ cụ già đến trẻ con đều là những người có tinh thần chiến đấu.
Ông Hai rất yêu làng mình nhưng theo lệnh của cụ Hồ, ông phải xa làng đi tản cư ở một nơi khác. Ông buồn lắm và ông đã tự an ủi mình rằng "đi tản cư cũng là đi kháng chiến". Nhưng ông lòng ông luôn day dứt vì nhớ làng và các anh em ở lại làng. Những lúc nhớ làng, "ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá". Hằng ngày, ông thường đến phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến. Ruột gan ông "cứ múa cả lên" vì phấn khởi khi nghe được tin:" Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa". Và tin: "Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng". Chắc hẳn chính tình yêu nước đã làm ông cảm thấy vui khi nghe mấy tin ấy.
Ông buồn khổ, tủi nhục và bàng hoàng khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thở được". Mấy ngày liền ông không dám ra đường vì xấu hổ: "Ông Hai nằm vật ra giường"; "nước mắt ông lão cứ dàn ra"; "tâm trạng ông đầy giằng xé"; " bao nhiêu ý nghĩ đen tối ghê rợn nối tiếp, bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ?". Có lúc ông đã nghĩ sẽ trở về làng nhưng "về gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo giặc cả rồi". Nhưng ông đã kiên quyết " làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù". Ông chỉ biết tâm sự với đứa con trai bé bỏng của ông để vơi bớt buồn khổ và khẳng định tấm lòng của mình đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ.
Ông càng buồn khổ bao nhiêu, ông càng sung sướng bấy nhiêu khi nghe tin làng ông được cải chính. Ông chạy khắp xóm, gặp ai là khoe rằng giặc Tây đốt nhà của ông. Đó là một minh chứng xác thực cho làng Chợ Dầu của ông không theo giặc: "Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác a. Đốt nhẵn!...Toàn sai sự mục đích cả". Nói xong ông lại đi nơi khác để báo cho nhiều người biết về cái tin ấy. Mọi niềm vui, niềm tin của ông Hai không chỉ bó hẹp trong sự bình yên của bản thân và gia đình mà tất cả mọi người đều cảm thấy được điều đó.
Nhân vật ông Hai là một người nông dân với tất cả sự chân chất, mộc mạc đã bước vào trang sách của Kim Lân, để lại nhiều tình cảm đẹp trong tâm hồn người đọc một sự yêu mến, sự trân trọng và cảm phục. Qua đó, ta thấy được những biểu hiện cụ thể về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Qua tác phẩm Làng, nhà văn Kim Lân đã thành công trong việc đổi mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn chống Pháp. Một người nông dân cần cù, chân chất, thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu khuất thân với giặc. Đó chính là vẻ đẹp của tình yêu nước sâu thẳm của nhân vật ông Hai. Đáng cho chúng ta trân trọng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |