LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những đặc điểm cơ bản về giá trị truyền thống văn hóa con người Hà Tĩnh

Trình bày những đặc điểm cơ bản về giá trị truyền thống văn hóa con người Hà Tĩnh.bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương bạn hãy đề xuất các giải pháp để tiếp tục bảo tồn,phát huy các giá trị truyền thống văn hóa,con ngươi Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay (khoảng 4.000 từ)  

2 trả lời
Hỏi chi tiết
600
1
1
Linh Phạm
26/06/2021 00:18:20
+5đ tặng

1.1 Đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh

Trong lịch sử văn hiến Việt Nam, Hà Tĩnh nổi lên là vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Đất anh hùng, đất học, đất nhạc, đất thơ, đó là “căn cước”, là gương mặt riêng của Hà Tĩnh.

Những nét đẹp truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự đặc sắc và khác biệt cho văn hóa Hà Tĩnh. Là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung và không mấy được thiên nhiên ưu đãi, tuy nhiên Hà Tĩnh lại được mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Nhiều làng quê của vùng đất này đã để lại những văn chương, khoa bảng rất đỗi anh hùng với những danh nhân lịch sử và nhà cách mạng tiêu biểu như Sử Hy Nhan, Nguyễn Nghiễm, Phan Huy Ích, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du.

 

Khi nhắc đến những nét đặc sắc, ấn tượng của văn hóa Hà Tĩnh thì không thể nào bỏ qua được các di sản văn hóa truyền thống đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Là một vùng đất của những làn điệu dân ca, vì thế Hà Tĩnh là nơi hội tụ của các làng văn nghệ nổi tiếng như làng hát ca trù Cổ Đam, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn là nơi có nhiều lễ hội độc đáo và đặc sắc đến từ những làng nề nếp, phong lưu với nhiều hương ước, phong tục như Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đội, Phù Lưu Thương. Ngoài ra, còn có những làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Phố. Hà Tĩnh đã để lại cho đất nước Việt Nam những áng thơ bất hủ, những trước tác quý giá và những khí phách kiên trung. Đó là những di sản văn hóa tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.

1.2 Đặc điểm cơ bản về con người Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là nơi tụ cư của người Việt cổ, được minh chứng bằng các di chỉ khảo cổ có niên đại trên 4 ngàn năm như: Phôi Phối, Bãi Cọi, Thạch Lạc... Đây là đất “Giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thổ mà xét về trầm tích văn hóa giống nòi qua các thời đại. Người Hà Tĩnh bởi thế có những giá trị văn hóa đặc trưng, đáng quý, cần được phát huy trong giai đoạn hội nhập và phát triển của quê hương, đất nước.

Có thể nói, giá trị văn hóa đặc trưng đầu tiên của con người Hà Tĩnh là hiếu học và học giỏi, có nhiều người đỗ đạt thành danh. Lần theo chiều dài lịch sử, chúng ta thấy thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sĩ, danh nhân văn hóa. Chỉ tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có 148 vị đại khoa, trong đó người đỗ Tiến sĩ trẻ nhất, lúc 18 tuổi là Nguyễn Tử Trọng (Hương Sơn), người đỗ Tiến sĩ cao tuổi nhất, lúc 52 tuổi là Nguyễn Văn Suyền (Thạch Hà) và người được khắc tên vào bia cuối cùng tại Văn Miếu Quốc Tử giám (bia số 82) là Phan Huy Ôn, năm 1779.

Người Hà Tĩnh cũng giàu truyền thống yêu quê hương, đất nước, kiên cường, dũng cảm trong chống giặc ngoại xâm, tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền rất rõ nét.

Dưới các triều đại phong kiến, thời nào Hà Tĩnh cũng có những anh hùng, chí sĩ là biểu tượng sáng ngời của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Đầu tiên là khởi nghĩa Hoan Châu của Mai Thúc Loan chống quân xâm lược nhà Đường (713-722), đã góp phần thắp sáng dân tộc ta trong đêm trường 1.000 năm Bắc thuộc. Cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI (980-1009), Cao Minh Hựu, danh tướng giúp Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược nhà Tống. Đầu thế kỷ XV (1407-1414), Quốc công Đặng Tất, Bình chương Đặng Dung giúp nhà Hậu Trần lập nên chiến công vang dội đánh tan quân Minh ở Bô Cô, Thái Già...

Sinh ra trên vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa, túi mưa”, thiên nhiên khắc nghiệt, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa nên người Hà Tĩnh bản tính cần kiệm, cương trực, chân tình, chung thủy. Cố học giả Đặng Thai Mai từng đúc rút về người Nghệ Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh): “Can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến… cá gỗ”.

Cũng do yếu tố địa văn hóa đặc trưng nên người Hà Tĩnh cương trực, thẳng thắn và cởi mở, biểu lộ tình cảm chân tình, không khách sáo; thủy chung, trọn tình, trọn nghĩa trong kết giao. Thẳng, thật, thô mộc nhiều khi đến vụng về, dễ mất lòng người nhưng bù lại là bản tính chân tình, có trước, có sau của người Hà Tĩnh lại quy tụ được lòng người. Điều này được thể hiện rất rõ trong thực tế cũng như kho tàng văn hóa, văn nghệ của người Hà Tĩnh trong tục ngữ, ca dao: “Đã thương thì thương cho chắc, đã trục trặc thì trục trặc cho luôn”, “Mất lòng trước, được lòng sau”, “Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”… Điều đó cũng chính là sự lý giải vì sao rất nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng trong cả nước sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng, tràn đầy tình cảm về vùng đất này.

2. Đề xuất giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bước vào thời kỳ hội nhập, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Đời sống văn hóa Nhân dân ngày càng phong phú; nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, quê hương Hà Tĩnh được phát huy; xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm rạng rỡ truyền thống văn hiến, hiếu học, khoa bảng của quê hương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được có không ít những bất cập nảy sinh, nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện. Các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống bị xói mòn… làm ảnh hưởng không nhỏ tới thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam nói chung và văn hóa Hà Tĩnh nói riêng.

=> Giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh được trình bày như sau:

Để phát huy được giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới thì giải pháp đầu tiên là phải nâng cao, đổi mới nhận thức về vai trò của văn hóa; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường đầu tư nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa nhằm đảm bảo các điều kiện phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, con người.

Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách nhằm giải phóng và phát huy năng lực lao động sáng tạo của người Hà Tĩnh; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, con người trong thời đại công nghệ…

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
thỏ
26/06/2021 12:58:51
+4đ tặng

Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể. Gần đây, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống .Nằm trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao khoảng 650m so với mực nước biển, tương truyền chùa Hương Tích được xây dựng từ đời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Chùa bao gồm một quần thể di tích với cảnh sắc tuyệt đẹp, như: chùa chính Hương Tích, động Tiên Nữ, am Bát cảnh, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên... Từ xưa, chùa Hương Tích được ca ngợi đứng đầu trong 21 danh lam thắng cảnh của vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh.

Đại thi hào Nguyễn Du đã được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1965) với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác không chỉ đối với nền văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học thế giới. Ảnh: Các ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Nôm, chữ Hán và một số ngôn ngữ

Bảo vật quốc gia: Bia Sùng Chỉ (xã Tùng Lộc, Can Lộc). Bia Sùng Chỉ hay còn gọi là “Sùng Chỉ bi ký” được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nay là xã Tùng Lộc (Can Lộc) nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.

gữ khác qua nhiều thời kỳ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư