Các nhân tố kinh tế – xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải:
– Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải:
+ Sự phát triển của công nghiệp với các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thô sản xuât sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và sản phâm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu và vùng tiêu thụ. Sự phát triên của nông nghiệp theo hướng thâm canh, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, làm tăng nhu cầu vận chuyển vật tư và các sản phâm nông nghiệp, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các vùng… Kết quả là làm tăng khôi lượng vận chuyển, luân chuyển, cự li vận chuyển của giao thông vận tải.
+ Sự phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế vùng, quan hệ giữa nơi sản xuât và nơi tiêu thụ qui định mật độ giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ các luồng vận chuyển. Các vùng kinh tế phát triển, tập trung nhiều trung tâm công nghiệp thì mạng lưới giao thông dày đặc hơn. Các vùng tập trung công nghiệp đều phát triển mạnh vận tải đường sắt và vận tải ô tô hạng nặng. Mỗi loại hàng hóa có yêu câu riêng vê phương tiện vận tải phù hợp, ví dụ vận tải hàng không vận chuyên các mặt hàng đòi hỏi vận chuyển an toàn, nhanh.
+ Sự phát triển của xây dựng, công nghiệp cơ khí… trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho giao thông vận tải: đường sá, cầu cống, các phương tiện vận tải.
+ Sự phân bố dân cư, đặc biệt là phân bố các thành phố lớn, các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. Trong các thành phô lớn hình thành loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phô.