Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn về nguyên lí nhân nghĩa trong đoạn trích: Việc nhân nghĩa......cũng có

viết bài văn về nguyên lí nhân nghĩa trong\đoạn trích
 Việc nhân nghĩa......cũng có
 

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
523
2
0
Nguyễn Nguyễn
28/06/2021 16:31:06
+5đ tặng

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Nam, sau bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Đọc những câu thơ hùng hồn, hào sảng, chúng ta sẽ nhận ra tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng xuyên suốt bài cáo. Nó làm nền cho những tư tưởng khác và làm nên sự thành công của bài cáo.

Tư tưởng nhân nghĩa không phải là tư tưởng quá lạ đối với nước Nam. Đây là tư tưởng đã được Nho giáo nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên với nho giáo thì nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nhưng đến Nguyễn Trãi thì quan điểm nhân nghĩa của ông không phải bao hàm nội dung rộng như vậy. Đối với ông – nhà lãnh đạo tài ba thì nhân nghĩa chính là “yên dân”:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Với hai câu thơ trên đã khái quát được tư tưởng nhân nghĩa lớn lao của Nguyễn Trãi đối với dân với nước. Ông không suy nghĩ sâu xa, không như Khổng Tử. Đối với ông nhân nghĩa thực ra là khái niệm rất gần gũi với đời thường. Để có đất nước thống nhất hòa thuận, trước hết cần phải “yên dân”. Khi dân được yên, được sống trong ấm no hạnh phúc thì tất thảy đất nước đó sẽ phát triển như một quy luật. Đây là một tư tưởng rất hiện đại, mà sau này Hồ Chí Minh đã thừa kế và phát huy “Lấy dân làm gốc”.

Có thể thấy Nguyễn Trãi đã coi "dân” chính là trụ cột của một quốc gia, người chèo thuyền cũng là dân và người lật thuyền cũng là dân. Tư tưởng này giản dị nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc. Trong những cuộc kháng chiến thì nhân dân đóng vai trò quan trọng đối với sự thắng bại của cuộc chiến đó. Nếu dân mạnh, lòng dân yên thì ắt hẳn sẽ đánh bay hết sự tàn bạo của quân thù.

Nguyễn Trãi xem những hành động tàn bạo, man rợ của các nước chư hầu cuối cùng sẽ bị trừng phạt thích đáng. Nguyễn Trãi không có tư tưởng cầu hòa, nhân nhượng hay thỏa hiệp mà nhất định phải dùng lòng dân và sức dân:

Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo

Đối với ông thì việc nghĩa luôn chiến thắng việc gian ác và những kẻ xảo quyệt sẽ bị đền tội. Với giọng văn hùng hồn, quyết liệt, ông đã thuyết phục được người đọc về thuyết nhân nghĩa thời bấy giờ, còn có ảnh hưởng cho đến ngày nay.

Nếu như trước đây Lý Thường Kiệt nêu ra định nghĩa về độc lập là việc khẳng định chủ quyền thì sang Nguyễn Trãi, ông đã hùng hồn:

"Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"

“Văn hiến” của nước Nam là do nhân dân Việt Nam xây dựng, trải qua thăng trầm, sự tàn khốc và mất mát của chiến tranh mới có được. Tư tưởng ấy rất thiết thực và phù hợp đối với hoàn cảnh của đất nước ta.

Sức mạnh của nhân nghĩa đã tạo nên những chiến thắng vang dội núi sông:

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong

Với những chiến thắng vang dội, oanh liệt đó chính là nhờ sự đoàn kết, lấy ít địch nhiều của nhân dân ta. Không phải dân tộc nào cũng có thể làm được như vậy, dân tộc ta là dân tộc lấy dân làm gốc, mọi việc do dân và làm vì dân.

Tư tưởng nhân nghĩa không chỉ được thể hiện ở ý chí cũng như sự đoàn kết của nhân dân mà còn thể hiện thái độ đối với quân Trung Quốc khi thất thủ. Quân và dân ta không giết hại mà còn dành cho “đường hiếu sinh”. Chỉ với những hành động đó đã đủ thấy được tinh thần nhân nghĩa, không triệt đường của kẻ khác thật đáng ngưỡng mộ.

Chính tư tưởng nhân nghĩa mang đậm nhân đạo đó đã giúp cho đất nước ta được tự do, độc lập, thoát khỏi ách nô lệ 4000 năm lịch sử:

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Một lời khẳng định chắc nịch, như một hồi chuông vang lên để cho mọi người trên thế giới này biết được rằng đất nước Việt Nam đã có chủ quyền, đã thực sự hòa bình và thống nhất.

Cho đến bây giờ, khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm và biến cố nhưng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn giữ nguyên giá trị. Nó giúp cho đất nước ta có được nhiều thành tựu vang dội như hiện nay. Gấp trang sách lại nhưng còn vang vọng đâu đây tư tưởng nhân nghĩa, nhân đạo của ông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Champagne
28/06/2021 16:31:59
+4đ tặng
Vua Lê Thánh tông đã từng đề cao: Ức Trai lòng sáng tựa sao khuê và ngày nay, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã đánh giá: Nguyễn Trãi là tinh hoa của dân tộc qua bao thời đại kết hợp lại. Trong suốt bao năm qua, Nguyễn Trãi được nhớ tới như một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của non sông Việt Nam, một nhà tư tưởng, một nhà chính trị đại tài của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV. Tuy gặp nhiều oan khuất và bi kịch, suốt cả cuộc đời tận tụy cống hiến của Nguyễn Trãi được bao trùm bởi một tư tưởng vĩ đại: tư tưởng nhân nghĩa, mà qua thơ văn ông, chúng ta có thể thấy điều đó. Bình Ngô đại cáo là một trong số các tác phẩm thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa này.
 
Tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp được thấm nhuần xuyên suốt qua từ câu đầu tiên:
 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 
Tư tưởng nhân nghĩa đã được khẳng định ngay từ đầu tác phẩm. Nguyễn Trãi đã viết tự đáy lòng ông, chứ không chỉ như được từng nghe suông. Chính ông đã coi việc nhân nghĩa cốt ở yên dân như mục tiêu phấn đấu cao nhất của đời mình. Cả cuộc đời ông đã dành trọn cho những công việc nhân nghĩa, ta có thể coi đó là lí tưởng của ông. Một lí tưởng cao quý. Với đạo đức nho giáo ngày xưa, nhân nghĩa là một điều mà con người ai cũng phải có, và thể hiện bằng cách xử sự đối đãi tốt đẹp với người khác.
 
Ở Nguyễn Trãi, nhân nghĩa đã được nhân lên một tầm cao hơn hẳn, và mở rộng hơn nữa: đó là lo cho dân, giúp cho dân – dân ở đây nói với nghĩa bao trùm tất cả thiên hạ, ta có thể thấy lòng Nguyễn Trãi bao la và suy nghĩ của ông thật rộng lớn. Với tư cách một vị quan và trên phương diện thay lời Vua để viết lời
2
0
dogfish ✔
28/06/2021 16:32:05
+3đ tặng

Nguyễn Trãi là một danh nhân văn hóa lớn của Việt Nam, người có đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Ông không chỉ nổi tiếng trong sự nghiệp chính trị mà còn là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam. Nhắc đến Nguyễn Trãi không thể không nhắc đến Bình Ngô đại cáo – áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Đặc biệt trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi đã đưa ra những quan niệm mới mẻ mang giá trị nhân đạo sâu sắc về tư tưởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa ấy không sáo rỗng rập khuôn Nho giáo mà lại hài hòa vào trong cuộc kháng chiến trong cuộc sống của nhân dân. Cùng tìm hiểu về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo.

Bình Ngô đại cáo ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Cuối năm 1427, sau khi chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo. Tính chất trọng đại ấy thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm. Bình Ngô chính là dẹp tan, dẹp loạn tận gốc quân Minh xâm lược – Ngô là quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương, người sáng lập nhà Minh.

“Đại cáo” thể hiện được quy mô rộng lớn, hướng đến mọi đối tượng trong xã hội. “Bình Ngô đại cáo” là bài cáo tuyên bố cho mọi người biết về sự nghiệp đánh tan quân Minh xâm lược, kết thúc thời kì độc lập mở ra thời kỳ độc lập tự do cho dân tộc. Tác phẩm được viết theo thể cáo là một thể loại thừa được vua chúa sử dụng để ban bố sắc lệnh, có thể viết bằng văn biền ngẫu hoặc văn xuôi kết hợp với văn vần.

Khi tìm hiểu về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo, ta thấy mở đầu tác phẩm tác giả đã nêu ra luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Đó là tư tưởng nhân nghĩa, là sự tồn tại độc lập lâu đời của dân tộc ta, là những chứng cứ về sự thất bại của giặc.

Có thể thấy, tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thể hiện qua nhiều phương diện, cụ thể như quan niệm nhân nghĩa, mục đích của cuộc chiến đấu….

Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo đã được Nguyễn Trãi sử dụng để mở đầu cho tác phẩm và cũng là luận đề chính nghĩa đầu tiên:

“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Tư tưởng nhân nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. – Tư tưởng nhân nghĩa làm cơ sở lí luận cho cuộc kháng chiến. Đây là một tư tưởng được nhiều nước phương đông mặc nhiên thừa nhận. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trên cơ sở tình thương và đạo lý.

Trên cơ sở quan điểm nhân nghĩa của Nho giáo và tình hình dân tộc, Nguyễn Trãi đã xác định mục đích và nội dung của tư tưởng nhân nghĩa là “yên dân”, “trừ bạo”. “Yên dân” là khiến cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, “dân giàu đủ khắp đòi phương”. Đây là lý tưởng lớn khát khao mà suốt đời Nguyễn Trãi theo đuổi. Bởi ông hiểu chỉ có cuộc sống nhân dân ấm no thì xã hội mới có thể thái bình thịnh trị. Bởi dân là gốc, sức dân là sức nước, nước có thể đẩy thuyền cũng có thể lật thuyền.

“Trừ bạo” chính là diệt trừ những điều bạo ngược – những điều khiến cho cuộc sống nhân dân lầm than. Khi tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo, ta thấy đặt trong hoàn cảnh đất nước bấy giờ, “bạo” ở đây chính là giặc Minh xâm lược. Vì thương nhân dân mà đứng lên khởi nghĩa, “điếu dân phạt tội” là mang nét nghĩa ấy. Từ những phạm trù đạo đức thẩm mỹ cao siêu của Nho giáo, Nguyễn Trãi đã đưa nhân nghĩa trở nên gần gũi và phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta – nhân nghĩa là yêu nước chống ngoại xâm.

Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo theo quan niệm của Nguyễn Trãi mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Ông thực thi, đề cao và tuyên truyền nhân nghĩa để giành quyền lợi cho nhân dân, đoạt lại quyền sống, độc lập, tự do, trả lại cho nhân dân cuộc sống bình yên. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta không phải xuất phát từ mục đích quân sự hay tham vọng bá chủ một phương mà xuất phát từ “yên dân” trên cơ sở tư tưởng nhân nghĩa.

Bởi lẽ đó, cuộc kháng chiến của chúng ta là một cuộc kháng chiến vì chính nghĩa. Điều này giúp ta hiểu thêm về nhân cách và con người Nguyễn Trãi – một người trung hiếu với nước với dân.

Sau khi nêu tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo, tác giả nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt. Đây là cơ sở, làm chỗ dựa để Nguyễn Trãi triển khai nội dung bài cáo. Tuy Nguyễn Trãi chưa đề cập đến quyền con người nhưng quyền dân tộc thì rất rõ. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt có cơ sở vững chắc từ thực tế lịch sử, cũng phù hợp với luận đề chính nghĩa.

Chính vì nước ta là một nước độc lập nên việc xâm lược của giặc Minh là một điều phi nghĩa. Tác giả liệt kê các phương diện để xác định một quốc gia độc lập. Đây là yếu tố giúp cho Bình Ngô đại cáo được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc

“Như nước Đại Việt ta từ trước
....

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Những phương diện được nêu ra bao gồm: nền văn hiến riêng, chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán khác biệt giữa ta và phương Bắc, lịch sử triều đại của dân tộc Đại Việt, anh hùng hào kiệt. Khi phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo, ta thấy những phương diện ấy đều được căn cứ vào lịch sử khách quan không thể nào chối cãi.

Văn hiến là những giá trị truyền thống văn hóa lâu đời, thiên về những giá trị tinh thần thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét. Nước ta có một nền văn hiến lâu đời mang đậm tinh thần dân tộc. Và nền văn hiến ấy được hình thành trong chiều dài lịch sử, không kém cạnh Trung Hoa. Bờ cõi đất nước cũng đã được phân định xưa nay. Lãnh thổ ấy được bảo vệ bằng biết bao xương máu của bao thế hệ đã ngã xuống vì độc lập quê hương. Vì thế nên ta phải tiếp tục chiến đấu để giữ vững nền độc lập.

Câu thơ này gợi nhắc đến khi thế hào hùng mà ta từng bắt gặp trong Nam quốc sơn hà của Lý Thường KiệtTác giả đã liệt kê những triều đại của ta “Triệu, Đinh, Lí, Trần” sánh đôi cùng các triều đại của Trung Hoa “Hán, Đường, Tống, Nguyên”. Cách nói sóng đôi ấy cho thấy ta và Trung Hoa bình đẳng với nhau nên việc xâm lược là một điều phi nghĩa.

Việc sử dụng từ “đế” lại một lần nữa khẳng định sự bình đẳng của ta và Trung Hoa. Bởi ngày xưa chỉ có vua của Trung Hoa mới được xưng đế, các nước khác chỉ có thể xưng là chư hầu. Khi tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo, người đọc cũng nhận thấy việc xưng đế cho thấy được sự ngang hàng bình đẳng giữa các quốc gia. Yếu tố cuối cùng được Nguyễn Trãi đề cập đến là nhân tài, hào kiệt. Bởi nhân tài mang ý nghĩa quan trọng quyết định sự hưng thịnh của cả một quốc gia. Như Thân Nhân Trung từng nhận xét “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Nước ta có biết anh hùng hào kiệt từ những người hữu danh đến những người vô danh nhưng điểm chung của họ là đều dốc hết sức mình cho sự phát triển của đất nước. Nếu trong Nam quốc sơn hà căn cứ vào “thiên thư” để xác định chủ quyền sự độc lập thì Nguyễn Trãi đã căn cứ vào lịch sử.

Những phương diện của một đất nước độc lập cũng được Nguyễn Trãi liệt đầy đủ, bao quát hơn. Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo còn được thể hiện ở việc tác giả đề cập các dân tộc có quyền lợi như nhau, bình đẳng với nhau. Những chứng cứ lịch sử được nêu ra là bằng chứng hùng hồn nhất giàu sức thuyết phục không thể chối bỏ. Việc sử dụng biện pháp liệt kê kết hợp các từ ngữ mang tính khẳng định “từ trước, đã lâu, đã chia, cũng khác, bao đời đời nào cũng có”, đoạn văn đã khẳng định sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt là điều hiển nhiên, lâu đời.

Điều đó chứng tỏ ta và Bắc Triều bình đẳng với nhau nên việc xâm phạm chủ quyền dân tộc là điều phi nghĩa không thể chấp nhận được. Ta phải đứng lên để bảo vệ lấy nền độc lập, bảo vệ lấy cuộc sống bình yên của con dân Đại Việt. Điều này góp phần khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo còn thể hiện ở lập luận cuối cùng được Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chính là những chứng cứ về sự thất bại của giặc.

“Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

Nguyễn Trãi đã liệt kê những tên người, tên địa danh gắn liền với thất bại nhục nhã của giặc. Đó là Lưu Cung, là Triệu Tiết với mục đích xâm chiếm phi nghĩa – khát vọng quyền lực, danh vọng “tham công”, “thích lớn”. Đó là Toa Đô, là Ô Mã. Kết cuộc đều là “thất bại”, “tiêu vong”, “giết tươi”, “bắt sống”. Tác giả chỉ nhắc đến thất bại của giặc nhưng qua đó đã gợi ra chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta.

Tác giả gợi nhắc đến quá khứ nhục nhã của quân giặc để khẳng định một chân lý: trận chiến vì mục đích phi nghĩa thì không thể thắng lợi. Đồng thời, gợi nhắc quá khứ cũng nhằm mục đích khẳng định hiện tại và gợi mở tương lai. Những chứng cứ lịch sử về sự thất bại thảm hại của quân giặc càng làm sáng tỏ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến, thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến chính nghĩa nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, bảo vệ nền độc lập truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc. Nguyễn Trãi đã bóc trần bộ mặt giả dối của quân giặc khi chúng lợi dụng tình hình rối ren của nước ta để cất binh xâm lược.

“Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
Bọn gian tà bán nước cầu vinh”

Giặc Minh lấy cớ “phục lại nước bị diệt nối lại dòng bị tuyệt”, “phù Trần diệt Hồ giúp An Nam” để sang xâm lược nước ta. Liên hệ với thực tiễn lịch sử, ta nhận thấy đây chỉ là luận điệu xảo trá của quân giặc để xâm chiếm nước ta. Lợi dụng tình trạng hỗn loạn của đất nước, không được lòng dân của nhà Hồ mà bọn phong kiến phương Bắc đã “ngư ông đắc lợi”.Tác giả đã bóc trần âm mưu ấy qua các từ ngữ “nhân”, “thừa cơ”.

Việc làm rõ mục đích xâm lược của quân giặc là một căn cứ quan trọng làm rõ sự phi nghĩa của giặc và sự chính nghĩa của ta – đây cũng là một khía cạnh cho thấy tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo. Lật tẩy mục đích xâm lược nước ta không phải vì chính nghĩa như cách quân Minh biện minh, tác giả đã cho thấy bộ mặt thật của quân ngoại xâm. Để từ đó làm rõ sự tàn ác của quân giặc. Nguyễn Trãi không chỉ vạch trần bộ mặt gian ác của những kẻ ngoại xâm mà còn làm rõ sự xảo trá bất trung của những kẻ phản nước, không giữ vững lập trường.

Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo còn thể hiện ở mục đích xâm lược phi nghĩa của giặc còn dẫn đến những hành động bạo tàn không thể chấp nhận được. Những tội ác man rợ được thể hiện qua những hình ảnh giàu sức gợi đầy ám ảnh day dứt

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Chính sách cai trị thâm độc tàn bạo của giặc mà nạn nhân trực tiếp là những người dân nghèo khổ đáng thương.

“Nặng thuế khóa sạch không đầm núi
Người bị bắt xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc
Vét sản vật, bắt chim trả chốn chốn lưới giăng
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen nơi nơi cạm đặt
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”

Hay:

“Nay xây nhà mai đắp đất chân tay nào phục dịch cho vừa
Nặng nề những nỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi”

Ở Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi chưa đề cập đến một âm mưu tội ác vô cùng thâm độc của giặc Minh là chủ trương đồng hóa, Hán hóa người Việt trên nhiều lĩnh vực khác nhau như bắt người tài mang về Trung Quốc, thu gom trống đồng, bắt trang phục và theo phong tục người Hán,… nhưng tác giả đã đi sâu tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo, vô cùng hà khắc của giặc Minh như: hủy hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội. Tội ác ấy khiến cho người dân vô tội lâm vào cảnh khốn cùng. Đây là hành vi phi nghĩa, cần phải diệt trừ. Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân dân để thấu hiểu cho hoàn cảnh khốn khó bế tắc thấu tận trời xanh của “dân đen”, “con đỏ”.

“Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

Những tội ác ấy khiến đất trời phẫn nộ. Tội ác giặc chồng chất không sao kể hết. Bao đau thương oán hận chồng chất. Để phục vụ cho mục đích phi nghĩa để thỏa mãn đam mê quyền lực mà quân giặc đã gieo rắc bao đau thương, kinh hãi cho nhân dân gây ra cảnh kẻ tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh, mẹ xa con vợ mất chồng không nơi nương tựa. Nỗi oán hận ấy của những người dân thấp cổ bé họng kêu trời không thấu kêu đất không nghe ấy ngút cả đất trời.

Đứng trên lập trường nhân dân, ta không khỏi cảm thấy xót thương, đau đớn. Và càng xót thương đau đớn bao nhiêu thì càng căm thù giặc bấy nhiêu. Có thể thấy, tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo thể hiện sâu sắc qua việc tác giả vạch trần bộ mặt “dạ sói” tàn ác của quân giặc.

Như đã nói, chính vì những hành động bất nghĩa của giặc đối với nhân dân đất nước mà nghĩa quân phải dựng cờ khởi nghĩa cất binh đánh dẹp. Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình ngô đại cáo không chỉ được thể hiện trong mục đích chiến đấu mà còn được thể hiện rõ nét trong xuyên suốt quá trình kháng chiến. Trước khi đi vào giai đoạn kháng chiến khốc liệt, tác giả lại một lần nữa nhắc lại tư tưởng nhân nghĩa:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”

Nhân nghĩa cũng chính là nguồn cội sức mạnh của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta. Cuộc chiến với quân Minh là một cuộc chiến có sự tương quan chênh lệch lực lượng rất lớn. Nhưng điều đó không làm quân ta nhục chí. Bởi trước sự “hung tàn”, “cường bạo” của giặc, ta đã có “đại nghĩa” và “chí nhân”.

2
0
Tâm Như
28/06/2021 17:31:57
+2đ tặng

Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta khiến dân chúng khổ sở, cuộc sống đảo lộn. Lê Lợi đã cùng 18 tướng lĩnh dấy cờ khởi nghĩa. Trong đó, Nguyễn Trãi là một tài năng xuất chúng trong hàng ngũ dũng tướng. Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Một năm sau đó, phụng sự Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”. Tác phẩm đã đứng trên lập trường chính nghĩa để lấy làm tư tưởng xuyên suốt. Tư tưởng nhân nghĩa là vấn đề được đề cập tới đầu tiên khi nhắc tới giá trị của tác phẩm.

Tư tưởng nhân nghĩa là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Trong quan niệm truyền thống, tư tưởng nhân nghĩa được biểu hiện ở tình thương giữa con người với con người, nhấn mạnh ở lòng trung thành với vua. Còn đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là để yên dân, là bảo vệ hạnh phúc cho nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hòa bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc, đau thương. Nhân nghĩa không phải là thương người một cách chung chung mà thông qua hành động đó là “trừ bạo” để “an dân”.

Trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trước hết ở việc Nguyễn Trãi gắn nhân nghĩa với bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc.

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.”

Đoạn thơ đã khẳng định niềm tự hào tự tôn dân tộc và ý thức về đất nước chủ quyền dân tộc khi nhấn mạnh đất nước phải có lịch sử, có nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục riêng và có những cái tên hào kiệt riêng. Ngay khi thể hiện ý thức về nhân dân, ý thức về đất nước đã cho thấy lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc lớn lao của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi quả là một nhà tư tưởng tiến bộ.

Truyền thống nhân nghĩa còn gắn với truyền thống yêu sự chính trực, ghét sự gian tà, căm thù sâu sắc bọn bán nước và cướp nước.

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận

Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh”

Đoạn thơ này đã vạch bộ mặt gian tà, hiểm ác, xảo trá của giặc Minh, chỉ ra tội ác của bọn chúng. Lòng căm thù giặc sâu sắc thể hiện trong việc tác giả vạch mặt tố cáo tội ác “trời không dung đất không tha”

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Nguyễn Trãi sử dụng những từ ngữ biểu cảm, gợi hình gợi cảm như “nướng”, “vùi”, “dân đen”, “con đỏ”… Nhân nghĩa còn là sự sẻ chia đồng cảm cảm thông với nỗi đau của người dân mất nước:

“Vét sản vật, bắt dò chim trả, chốn chốn lưới chăng.

Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.”

Tư tưởng nhân nghĩa trong suy nghĩ của Nguyễn Trãi là tinh thần yêu chuộng hòa bình, công lý, sự hiếu sinh, hiếu hòa, độ lượng bao dung. Dân tộc ta đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng bại vong

“Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

Chẳng những mưu kế kì diệu

Cũng là chưa thấy xưa nay”

Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng bao trùm và xuyên suốt trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”cũng là tinh thần của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Qua đó, Nguyễn Trãi thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc. Tư tưởng nhân nghĩa cũng chính là kim chỉ nam cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Từ tư tưởng đó, Lê Lợi giương cao ngọn cờ chính nghĩa hiệu triệu quần chúng tham gia khởi nghĩa chống Minh, góp phần to lớn cho cuộc khởi nghĩa chiến thắng hoàn toàn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×