Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đến với bảy câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã lý giải cho người đọc những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
Cách sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và hình ảnh “đất cày lên sỏi đá” kết hợp với giọng điệu thủ thỉ tâm tình khiến cho những câu thơ giống như một lời kể chuyện. Tác giả cho thấy tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng cùng cảnh ngộ. Họ đều là những người nông dân áo vải đi ra từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua” - “đất cày sỏi đá”. Cuộc sống quanh năm gắn với đồng ruộng, sự vất vả khổ cực đã quá quen thuộc. Không hẹn nhau, những người nông dân ấy gặp nhau tại một điểm: lòng yêu nước. Chính tình yêu quê hương, gia đình, nghĩa vụ công dân thúc giục họ lên đường ra mặt trận. Bởi thế nên từ những phương trời xa lạ, mọi người “chẳng hẹn mà quen nhau”. Giống như những anh lính trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên:
Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ
Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một, hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến.
Trong môi trường quân đội, đơn vị thay cho mái ấm gia đình, tình đồng đội thay cho tình thân ruột thịt. Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng bị xóa tan. Họ cùng sát cánh bên nhau chiến đấu.
Thời gian trôi qua, càng ngày họ càng cảm nhận sâu sắc về sự hòa hợp, gắn bó giữa đồng đội cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh sóng đôi, các điệp từ “súng”, “đầu” và giọng điệu thơ bỗng trở nên tha thiết, trầm lắng như nhấn mạnh tình cảm gắn bó của người lính trong chiến đấu. Họ đồng tâm, đồng lòng, cùng nhau ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước, quê hương, giữ gìn nền độc lập, tự do, sự sống còn của dân tộc - “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chính sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau đã giúp các anh gắn bó với nhau, cùng sẻ chia mọi gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Từ gian khó, hiểm nguy, tình cảm trong họ đã nảy nở và họ đã trở thành những người bạn tâm giao, tri kỉ, hiểu nhau sâu sắc, gắn bó thành đồng chí. Hai tiếng “Đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt, sâu lắng! Nó như một nốt nhạc làm bừng sáng cả đoạn thơ, là điểm hội tụ, nơi kết tinh của bao tình cảm đẹp mà chỉ có ở thời đại mới: tình giai cấp, tình đồng đội, tình bạn bè trong chiến tranh.
Tóm lại, bảy câu thơ đầu đã khái quát được cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |