EM ĐANG CẦN RẤT GẤPPPPPPP!!! Phân tích vẻ đẹp của Phương Định. Liên hệ tới thế hệ trẻ ngày nay để thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Giúp mình cách liên hệ với ạ. Đoạn trích nói về đoạn PD phá bom, thể hiện tinh thần quả cảm ạ. \
Chỉ phần liên hệ thôi ạ. Với giới thiệu giúp mình tp bạn liên hệ. Nếu ko có tác phẩm thì liên hệ ntn ạ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. Truyện của bà thường viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. ” Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà được sáng tác năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất ác liệt. Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của các cô thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn. Nổi bật trong số đó là Phương Định, một cô gái trẻ mơ mộng yêu đời có tinh thần chiến đấu dũng cảm. Cô đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái: Chị Thao, Phương Định, Nho. Phương Định là nhân vật chính của tác phẩm và cũng là người kể chuyện. Cô đến với người đọc bằng lời tự giới thiệu thật dễ mến: ” Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Đúng là một cô gái đẹp, một vẻ duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu của một cô gái thị thành. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động. Cô không ” săn sóc vội vã” với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác. Đó là vẻ đẹp kiêu kì đáng yêu của một cô gái Hà Nội như chính cô đã từng thú nhận: Chẳng qua là cô chỉ điệu thế thôi. Ai mà có thể ghét được một chút điệu như thế của một cô gái đẹp trước chiến trường ác liệt.
Ngoài là một cô gái đẹp có dáng vẻ kiêu kì, nữ tính xong Phương Định là một cô thanh niên xung phong gan dạ, anh hùng. Sinh ra và lớn nên ở thủ đô Hà Nội, có lẽ cô dễ dàng chiếm lấy một chỗ ngồi ở giảng đường đại học, xung quanh cô tíu tít là phụ nữ bè áo trắng. Nhưng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đã cướp đi sự bình yên của đất nước. Bác Hồ đã từng kêu gọi dù có phải hi sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành được độc lập. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng đó, những lớp thanh niên trường mình dòng máu của bà Trưng, bà Triệu, bao chàng trai cô cô gái như Phương Định khát khao được cống hiến cho đất nước, họ ra đi với khí thế quyết tâm ” đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào” để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Cũng như đồng đội của mình Phương Định rất có trách nhiệm trong công việc của mình. Tổ trinh sát mặt đường của cô chỉ có ba người cả ba đều là con gái, các cô ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nơi cô ở là một vùng trọng điểm luôn phải hứng chịu những trận bom dữ dội của kẻ thù. Nơi đây ” đường đất bị cày xới lở loét, màu đất đỏ trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”. Công việc hàng ngày của cô là phải chèo chạy lên cao điểm giữa ban ngày trong cả mưa bom bão đạn dưới cái nóng trên 30 độ C của thời tiết. Trên đầu máy bay Mĩ quần thảo dưới mặt đất bao nhiêu quả bom chưa nổ, nó có thể nổ bất cứ lúc nào. Sau mỗi trận bom cô phải chạy lên đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom. Chừng ấy có nhưng với cô tất cả đều quen thuộc và nhẹ nhàng. Một cô gái trẻ vừa tạm biệt tuổi học trò vào chiến trường cô đã trở thành người có bản lĩnh. Cô gái khi còn ở nhà chỉ biết làm nũng mẹ và gào to gọi mẹ chỉ vì mớ sách vở, giấy tờ bày bừa trên bàn không biết sắp xếp thế nào cho gọn. Chiến tranh và bom đạn Mĩ đã làm cô lẫm len và trở thành dũng sĩ mạnh mẽ từ lúc nào mà cô không hề biết. Cô không trực tiếp đối diện với kẻ thù mà phải đối diện với thần chết khi kẻ thù ném bom. Cô hiểu thần chết là một tay không thích đùa. Thần chết luôn ẩn trong ruột quả bom. Một ngày cô phải có đến vài lần đối diện với thần chết, nhưng cô không hề ghê sợ. Cô nói:” Tôi có nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể còn cái chính hiện bên mình là liệu mìn có nổ không? Không thì làm thế nào để châm ngòi lần 2″. Như bao người lính khác Phương Định xác định rõ lẽ sống của mình: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh với Phương Định cô coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Thế nên vết thương chưa lành, Phương Định không đi bệnh viện cũng chẳng ở trong hang mà đã cùng đơn vị lên cao điểm phá bom. Cô hiểu rằng công việc của mình quan trọng như thế nào đối với biết bao nhiêu sinh mạng của đồng chí. Với những chuyến hàng chi viện cho tiền tuyến đánh thắng quân thù. Còn bom là còn đồng đội phải hi sinh. Phải chăng vì tình yêu tổ quốc mà những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định quyết chiến đấu dù có hi sinh cũng phải giữ cho con đường giao thông duy nhất không bao giờ đứt mạch.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |