Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

10/07/2021 20:49:42

Viết bài văn phân tích nghệ thuật của bài thơ "Nhớ Rừng"

Vt vài văn phân tích NGHỆ THUẬT bài thơ nhớ rừng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
299
4
0
Nguyễn Trung Sơn
10/07/2021 20:50:28
+5đ tặng

hế Lữ (1907-1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ. Làm thơ, viết truyện, viết kịch, làm đạo diễn. Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Phương diện nào ông cũng có thành tựu xuất sắc.

Thế Lữ là thi sĩ tiên phong, được ngợi ca là "Đệ nhất thi sĩ' trong phong trào "Thơ mới" (1932-1941). Tác phẩm thơ: "Mấy vần thơ" thể hiện một "hồn thơ rộng mở", với cảm hứng lãng mạn dào dạt, nồng nàn, say đắm và thiết tha.

Bài thơ "Nhớ rừng'' được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập "May vần thơ" xuất bản năm 1935. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú, tác giả thể hiện tâm sự u uất, căm hờn và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con người bị giam cầm, nô lệ.

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.

Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp:

"Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tự lự".

 

Phân tích bài thơ Nhớ rừng để thấy được tâm sự của nhà thơ Thế Lữ về thời cuộc

Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.

"Tình thương nỗi nhớm' sống mãi, chẳng bao giờ quên. Nhớ "thuở tung hoành...", "nhớ cành sơn lâm bóng cả cây già". Nhớ khúc nhạc rừng hùng tráng dữ dội. Chữ " nhớ" chữ "với" và cách ngắt nhịp (4-2-2, 5-5, 4-2-2...) biến hoá, cân

xứng đã làm dội lên nỗi nhớ tiếc khôn nguôi, nhớ cồn cào, nhớ da diết. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của một nhân vật phi thường từng có một quá khứ oanh liệt. Một tấm thán "như sóng cuộn nhịp nhàng". Một bước chân cao sang đầy uy lực ''dõng dạc, đường hoàng". Một cặp "mắt thần" và khi "đã quắc"; "mọi vật đều im hơi". Một sức mạnh của uy quyền bất khả xâm phạm.

Những vần thơ đầy nhạc điệu nói về nỗi nhớ:

"Nhớ cánh sơn lâm bóng cà cây già
Với tiếng giỏ gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi..."

Các động từ "gào, hét, thét" đặc tả khúc trường ca dữ dội của rừng núi, suối ngàn thiêng liêng, hùng tráng. Đó là những câu thơ tuyệt bút làm sang trọng cho thơ mới

"Ta nằm dài"... rồi "ta sống mãi trong tình thương nồi nhớ". Nhớ khi "ra bước chân lên...", nhớ một thời vàng son ngự trị:

"Ta biết ta chúa tế cả muôn loài,
Giữa chốn hào hoa không tên, không tuổi".

Một chữ "ta" vang lên đầy kiêu hãnh tự hào. Chúa sơn lâm được miêu tả được khắc hoạ trong chiều sâu của tâm linh, trong chiều cao của uy quyền được khẳng định.

Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện như một nỗi niềm lay tỉnh và khêu gợi nỗi "nhớ' trào lên: "nào đâu những...", "đâu những ngày...", "đâu những bình minh...", "đâu những chiều...". Nhớ mãi không nguôi, nhớ đêm trăng và suối, nhớ những ngày mưa rừng, nhớ bình minh, nhớ giấc ngủ, nhớ tiếng chim ca. Và nhớ "những chiều lênh láng máu...". Đoạn thơ tráng lệ nói về bốn nỗi nhớ của chúa sơn lâm, nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say mồi và lúc lặng ngắm, lúc đợi chờ... Một không gian nghệ thuật được tái hiện và mô tả qua bộ tứ bình của một nhà danh họa. Chúa sơn lâm có lúc mơ mộng giữa cảnh suối trăng, có lúc trầm ngâm trong chiêm nghiệm, có lúc nén xuống, kiên nhẫn đợi chờ để "tung hoành..." và "quắc mắt..."!

Đoạn thơ 10 câu này là đoạn thơ hay nhất trong bài "Nhớ rừng":

"Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.'
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phấn bí mật
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế. Đó cũng là tiếng thở dài của một lớp người khao khát tự do ngày ấy:

" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu.

Lại trở về nỗi buồn đau và nỗi nhớ "cảnh nước non hùng vĩ". Chỉ còn biết nhắn gửi thiết tha và bồn chồn:

"Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"

"Nhớ rừng" là bài thơ tuyệt bút. Nó được xếp vào loại 10 bài thơ hay nhất của Thơ mới. Hình tượng tráng lệ, kì vĩ. Lối diễn tả và sử dụng ngôn ngữ biến hóa. Chất nhạc đa thanh và phức điệu tạo nên những vần thơ du dương. Thơ nên họa nên nhạc như cuốn hút và làm mê say hồn ta.

Hình tượng chúa sơn lâm với nỗi nhớ rừng được nói đến với bao "lớp lớp sóng dồi". Trong nỗi đau sa cơ, thất thế có niềm kiêu hãnh tự hào. Bài thơ như một lời nhắn gửi thiết tha về tình yêu thương đất nước. Tư tưởng lớn nhất của bài thơ là nói lên cái giá tự do và khát vọng tự do.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Bé dâu
10/07/2021 20:51:26
+4đ tặng

Việc mượn lời con hổ giúp tác giả có được hình thức phù hợp để diễn tả tâm trạng, cảm xúc chất chứa trong lòng, là hình thức khơi nguồn cho dòng chảy của cảm xúc lãng mạn chân thành. Hình ảnh con hổ – chúa tể rừng xanh – bị nhốt trong cũi sắt của vườn bách thú, trở thành biểu tượng cho việc thể hiện chủ đề cũng như tâm trạng của nhà thơ. Sự đối lập giữa hiện tại tù hãm với quá khứ tự do; giữa thân phận nô lệ hiện tại và vẻ lẫm liệt oai phong trong quá khứ chốn rừng xanh núi thẳm đã bộc lộ tâm trạng của những con người chiến bại: u uất, chưa tìm được lối thoát để tung mình ra, đang chịu cảnh bó buộc tù túng của cuộc sống đời thường ngập tràn giả dối. Đó cũng là hình thức giãi bày tâm sự của nhà thơ. Cách giãi bày tâm sự này đi thẳng vào lòng người bằng hàng loạt hĩnh ảnh giàu chất tạo hình, bằng ngôn ngữ và nhạc tính của bài thơ. Tất cả tạo thành một bản hòa âm bi tráng, có sức khơi dậy sự đồng cảm của những con người đương thời và muôn đời.

Hoài Thanh đã nhận xét về Thế Lữ như sau: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn dặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thề cưỡng được”. Cảm nhận đó cho thấy sức mạnh của ngôn từ Thế Lữ. Trước hết là sức mạnh của cảm hứng lãng mạn chất chứa, dâng trào được thể hiện qua chuỗi hình ảnh lấp lánh, chuỗi âm thanh vang động, tràn đầy khí phách khi nói về một thời oanh liệt, nhưng cũng đậm màu u uất khi nói đến hiện tại. Tất cả đan kết lại với nhau tạo thành âm hưởng bi hùng cho khúc tự tình của chúa sơn lâm. Hình thức thơ tám chữ với sự đổi mới táo bạo, cách ngắt nhịp linh hoạt, giàu âm điệu, giàu nhạc tính,… đã tạo ra khả năng bộc lộ “một sức mạnh phi thường” qua những “mệnh lệnh” điều khiển đội quân ngôn từ, biến ngôn từ thành sức mạnh tự thân của ngôn từ. Mỗi từ ngữ có cuộc sông riêng, có sức mạnh riêng mà tài năng của Thế Lữ là ở chỗ đã tập hợp được các sức mạnh tản mác ấy thành một sức mạnh thống nhất, có khả năng biểu đạt tâm trạng cao nhất, tạo thành những hình ảnh, hình tượng có tính tạo hình và gây ấn tượng sâu sắc. 

4
0
Hiển
10/07/2021 20:51:31
+3đ tặng

Thế Lữ (1907 – 1989) tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, sinh ra ở vùng Kinh Bắc, là nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945) buổi đầu. Với một hồn thơ dồi dào lãng mạn, Thế Lữ góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho Thơ mới. Ngoài sáng tác thơ, Thế Lữ còn viết truyện. Sau đó, ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ.

Bài thơ mở đầu bằng câu thơ chứa đầy uất hận của tác giả:

NỘI DUNG QUẢNG CÁO


Chung cư cao cấp ven biển Đà Nẵng được săn đón nhất hiện nay
The Sang Residence

Quan hệ tình dục lâu gấp 10 lần nhờ mẹo nhỏ này. Đàn ông nên biết
Sức Khỏe Nam Giới

Đây là giải pháp hỗ trợ tiêu hóa, cấp cứu ngay đại tràng của bạn
Livespo Colon

Thực hư Rolex bản sao giảm giá dưới 2 triệu cho khách hàng Nha Trang
Đồng Hồ Bản Sao

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.

Bị nhốt trong cũi sắt, căm hờn, uất hận đã chứa thành khối, gậm mãi mà chẳng tan, càng gậm càng cay đắng. Chỉ còn biết nằm dài bất lực, đau khổ. Bị chế giễu, bị nhục nhằn tù hãm, trở thành thứ đồ chơi cho lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ. Lũ người ngạo mạn kia không ai khác chính là bọn thực dân cướp nước. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế trước đây nay bị đánh mất:

    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Đó là một tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Hiểu hoàn cảnh lịch sử đất nước khi bài thơ ra đời mới thấy tính chất đồng điệu trong nỗi cay đắng, tủi hờn của con hổ với nỗi tủi nhục của nhân dân ta khi sống trong xiềng xích nô lệ.

Câu thơ tiếp theo gợi lại cuộc sống của con hổ nơi vườn bách thú:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ. 

Tình thương và nỗi nhớ của con hổ cho thấy sự luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống mà nó từng trải qua, nhớ thuở tung hoành, nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già. Những khúc nhạc rừng hùng tráng, dữ dội. Chữ nhớ, chữ với và cách ngắt nhịp 4/2/2; 5/5; 4/2/2 làm gia tăng nỗi nhớ nhung của con hổ. Sự phong phú về nhạc điệu đã khắc họa đời sống nội tâm vô cùng mạnh mẽ của nhân vật oai hùng từng có một quá khứ oanh liệt. Những câu thơ tiếp theo là hồi ức đẹp về khung cảnh rừng xanh, nơi chúa sơn lâm một thời thống trị, nhưng nay chỉ còn trong kí ức:

     Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

                      Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Ta biết ta là chúa tể cả muôn loài,

               Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

        Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

   Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Các động từ gào, thét, hét miêu tả khúc trường ca dữ dội của núi rừng, suối ngàn thiêng liêng và hùng tráng. Đó là những câu thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Tiếp đó, chúa sơn lâm mới trở về với thực tại: ta nằm dài, ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ. Các từ ta xuất hiện trong câu làm xuất hiện vẻ kiêu hãnh tự hào của chúa sơn lâm. Hình ảnh chúa sơn lâm được khắc họa trong chiều sâu tâm linh, trong chiều cao uy quyền được khẳng định. Khi chúa bước lên là muôn loài đều nể phục, tuy nhiên thời vàng son ấy nay không còn nữa.

Các câu hỏi tu từ liên tiếp xuất hiện: nào đâu những, đâu những ngày, đâu những bình minh, đâu những chiều làm cho nỗi nhớ thêm dâng trào. Vào mỗi thời điểm trong ngày là một khoảnh khắc tự do và oai hùng của con hổ. Trong cuộc sống có ánh trăng và suối, có mưa rừng, có bình minh, có tiếng chim ca… Đoạn thơ nói về những nỗi nhớ của con hổ như một bức tranh nghệ thuật diễn tả quá khứ hào hùng của chúa sơn lâm. Chúa sơn lâm có lúc mơ mộng giữa cảnh suối trăng, có lúc trầm ngâm trong chiêm nghiệm, có lúc nén xuống, kiên nhẫn đợi chờ. Những câu thơ nói về hồi tưởng của con hổ là những câu hay nhất trong bài:

                   Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?

        Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

           Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Sau một nỗi nhớ vàng son, oanh liệt, chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về với thực tại là cũi sắt, là cái khung cảnh giả tạo do con người đặt ra, chúa sơn lâm cảm thấy đau đớn và cay đắng vô cùng. Lời than của con hổ cũng là tiếng than vãn của những người dân lầm than bị áp bức bóc lột. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của chúa bị sa cơ. Đó cũng là tiếng thở dài của những người khao khát tự do ngày ấy:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu thơ: Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu gợi lại nỗi niềm của con hổ. Để rồi sau đó chúa sơn lâm chỉ biết nhắn gửi với lời lẽ thiết tha, bồn chồn.

2
0
dogfish ✔
10/07/2021 20:55:23
+2đ tặng

Người có công dựng thành nền Thơ mới ở xứ này cũng như một Chúa sơn lâm. Chính con hổ Nhớ rừng đã làm nên Thế Lữ…

Thế Lữ đã tạo hình con hổ nhớ rừng bằng hội họa của thơ, của trường phái lãng mạn. Vì thế, Nhớ rừng vừa là một khúc trường ca dữ dội thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa rừng vừa là một họa phẩm hoành tráng nổi bật bằng câu chữ hình tượng chúa tể cả muôn loài. Tiếng việt trong Thơ mới đang hối hả, ráo riết đi tìm mình, đến Nhớ rừng, đá tìm thấy cái tiết điệu của nó. Chỉ hai câu: Nào đâu những đêm vàng… uống ánh trăng tan cũng đủ sức mạnh của một tuyên ngôn bênh vực cho thơ mới. (Vũ Đình Liên)

Thật ấu trĩ nếu cho rằng nội dung yêu nước mới là nội dung đích thực, đáng kể nhất của bài thơ. Bi kịch của con hổ không chỉ là bi kịch của con hổ, không chỉ là bi kịch của riêng Thơ mới mà là bi kịch của thời đại ấy: Bi kịch sống mòn. Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong vườn bách thú vẫn ôm trong lòng niềm uất hận ngàn thâu, vẫn đương theo giấc mộng ngàn to lớn — nỗi niềm của thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hòa với thực tại. Sống giữa quê hương, sống trong hiện tại mà luôn muốn thoát ly khỏi hiện tại. Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của họ. Nhớ rừng là nhớ tiếc tự do, nhớ thời oanh liệt, nhớ cái cao cả… tất cả xuất phát từ cái phản ứng dữ dội với thực tại tù túng, trói buộc, tầm thường, giả dối, vô vị…

Toàn bộ ý nghĩa cuộc đời là ở rừng. Đánh mất rừng là đánh mất mình. Hằng ngày cứ thấy mình bị tầm thường hóa đi mà đành bất lực. Khao khát rừng là khao khát của chính mình! Đó là khát vọng của cái tôi đòi giải phóng. Nhưng đằng sau những cái riêng kì vĩ, to lớn, hùng mạnh của chúa sơn lâm ta vẫn thấy cái chung của tâm trạng con người. Nhớ rừng nghiêng về nỗi sầu nhân thế. Tâm trạng của con hổ là tâm trạng của anh hùng thất thế bi tráng. Lời than đầy hùng tâm tráng khí không chỉ làm rung chuyển rừng già mà còn làm rung động muôn con tim thời đại ấy.

Ai chẳng có một thời oanh liệt của riêng mình! Đó là đoạn đời huy hoàng chói lọi, đầy ý nghĩa nhất cuộc đời. Nếu là người luôn khát sống thì rồi cũng có lúc ngấm nỗi sầu nhân thế, thất thế, để rồi cất lên tiếng than u uất của chúa rừng. Trong mỗi người đều tiềm ẩn cái tiếng than nhân bản này. Nói tâm trạng của con hổ vĩ đại chính là vì thế.

Bút pháp tạo hình lãng mạn của Thế Lữ ở đây chủ yếu là khắc họa cái phi thường bằng cách tương phản đối lập giữa cái phi thường và cái tầm thường. Đặt chúa sơn lâm ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua mắt của y. Vì thế, tất cả đều trở nên tầm thường: người ngạo mạn, mắt lé, gấu dở hơi, báo ươn hèn, nô lệ… tạo vật, vũ trụ cũng tầm thường vô nghĩa. Càng như vậy, thì hình ảnh chúa sơn lâm càng trở nên kì vĩ. Mãnh thú là chúa tể của muôn loài trong xứ sở của mình nhưng đến bộ tứ bình này, nó đã trở thành chúa tể của cả vũ trụ.

Thật ra dùng tứ bình chưa phải là điều gì thật mới, thật riêng. Điều đáng nói là bộ tứ bình tự họa của một con hổ, khái quát trọn vẹn một thời oanh liệt của chúa sơn lâm. Bốn bức tranh là bốn nỗi hoài niệm, tiếc nuối, uất hận; bốn câu hỏi mà giọng điệu ngày càng tăng tiến gay gắt, dữ dằn. Đó là nỗi than tiếc ngậm ngùi, là lời chất vấn quá khứ oai linh. Hình ảnh con hổ trong hoàng hôn đỏ máu thật oai hùng lẫm liệt như bạo chúa. Mấy tiếng lênh láng máu gợi ra cảnh chiến trường tàn bạo. Nhưng đó là màu của mặt trời. Đó là màu thời gian và kỉ niệm. Chữ chết làm khối cầu lửa trở thành một sinh thế – một con thú cuồng điên. Chữ mảnh là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của hổ. Sự gay gắt trong giờ phút hấp hối dường như càng làm cho chúa sơn lâm khinh bỉ. Trong vũ trụ này chỉ có một đối thủ được hổ xem là kì phùng địch thủ: vầng thái dương! trong cuộc tranh chấp, phần thắng vẫn thuộc về loài cọp. Ba tiếng mảnh mặt trời đã hoàn toàn hạ gục đối thủ, làm cho mặt trời cũng trở nên thảm hại. Bằng chiến công chói lọi này, tác giả đã nâng mãnh thú lên tầm vóc vũ trụ, kỳ vĩ nhất trong những cái kì vĩ của vũ trụ này.

Đến câu thơ: Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, thì bàn chân ngạo nghễ của hổ như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của hố cơ hồ dã trùm kín cả vũ trụ. Và Để ta chiếm lấy phần bí mật, thì nó đã tỏ rõ cái oai linh của kẻ thống trị cả vũ trụ. Sự phi thường, kì vĩ đã lên tới tột bậc, vô biên!

Nhưng tất cả giọng điệu tráng ca hào hùng, bút pháp cường điệu khoa trương đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn. Sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc, đường hoàng như một khúc trường ca dữ dội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo