Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
11/07/2021 18:20:11

Viết bài văn về câu nói hoài thanh có câu văn chương hình dung

viết bài văn về câu ói hoài thanh cs câu văn chuong hình dung....( chọn tp phân tích khi con tu hú)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
235
2
0
Châu
11/07/2021 18:20:55
+5đ tặng

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng của nước ta. Những bài thơ của ông đều gắn liền với tình yêu nước, như những lời kêu gọi giác ngộ cách mạng đồng thời là vũ khí chiến đấu với tội ác của kẻ thù xâm lược.

Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác vào năm 1939 khi tác giả Tố Hữu đang hoạt động cách mạng và bị địch giam giữ tại nhà lao Thừa Phủ ở Thừa Thiên Huế.
Bài thơ nói lên nỗi lòng, tâm trạng bức bối của tác giả Tố Hữu khi bị giam cầm, muốn được ra ngoài vẫy vùng năm châu, được hòa mình vào ngọn cờ cách mạng để giải phóng dân tộc.

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây văng hạt đầy sân nắng đào.
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

Trong khổ thơ đầu tiên tác giả đã mở ra một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp về mùa hè. Khi mùa lúa chín vàng, trên những cánh đồng thể hiện sự vui vẻ, khi vụ mùa bội thu.

Khi con Tu Hú

Trên những cành cây quả ngọt trái chín sai trĩu cành, trên những mảnh sân nhỏ hạt bắp vàng vương đầy phơi trong nắng. Tác giả muốn mơ ước tới hình ảnh no đủ của người dân Việt Nam trong tươi lai. Cảnh chúng ta được làm chủ quê hương đất nước, được làm chủ mảnh đất của mình tự ý trồng cây, nuôi cây, nuôi bắp, mùa màng bội thu no đủ.

Hình ảnh cánh diều no gió bay lượn trên bầu trời cao trong xanh thể hiện sự mơ ước tự do, vẫy vùng của tác giả Tố Hữu giống như con diều kia được tự do bay lượn giữa đất trời bao la.

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Trong bốn câu thơ cuối cùng thể hiện nỗi lòng của tác giả đã khẳng định đây là một thứ âm thanh mở ra mạch cảm xúc của con người. Tiếng tu hú thường chỉ kêu trong mùa hè âm thanh của nó vô cùng não nuột, thê lương khiến cho con người cũng cảm thấy buốt nhói trong lòng.

Trong tâm trạng khát khao tự do, khát khao được hòa mình vào những trận chiến của dân tộc tác giả cảm thấy vô cùng bức bối khó chịu, muốn phá tung bốn bức tường xung quanh để thoát ra ngoài.

Thông qua bài thơ “Khi con tu hú” người đọc thêm hiểu về tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng trong giai đoạn chiến tranh kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào. Họ là những người kiên cường, ý chí bất khuất không ngại hy sinh khó khăn gian khổ. Họ luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
11/07/2021 18:21:17
+4đ tặng
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.
1
0
Chriss Nè~
11/07/2021 18:21:42
+3đ tặng

A. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong giai đoạn 1930 - 1945. Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Tố Hữu.
  • Khái quát nội dung tác phẩm: “Khi con tu hú” thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.

B. Thân bài:

* Luận điểm 1: 6 câu thơ đầu là bức tranh mùa hè yên bình, tươi đẹp

- Âm thanh:

  • Tiếng chim tu hú kêu
  • Tiếng ve ngân
  • Tiếng diều sáo vi vu trên trời

⇒ Âm thanh báo hiệu hè sang, như một bản nhạc sôi động đầu mùa.

- Màu sắc:

  • Màu vàng của lúa chín, của bắp ngô
  • Màu vàng hồng của nắng mới
  • Màu xanh thẳm của bầu trời

⇒ Gam màu tươi sáng, màu của sức sống, đó còn là những màu tượng trưng cho sự tự do.

- Hình ảnh: cánh đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín ⇒ báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ.

- Đường nét: diều sáo “lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm ⇒ cảnh vật, đường nét có đôi có cặp, thể hiện sức sống.

⇒ Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tinh tế mới có thể cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian như vậy!

* Luận điểm 2: 4 câu thơ cuối là tâm trạng, cảm xúc của người tù

- Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng dường như đang bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết.

  • Động từ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết uất”
  • Một loạt từ cảm thán: “ôi!”, “làm sao”, “thôi!”
  • Kết thúc bằng một câu cảm thán
  • Nhịp thơ thay đổi: 6/2, 3/3

⇒ Tâm trạng lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên

- Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ra sự logic. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả.

* Luận điểm 3: Thành công về nghệ thuật

  • Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển
  • Nhịp thơ thay đổi bất ngờ, diễn tả tâm trạng của tác giả
  • Cảm xúc logic, giọng điệu thay đổi linh hoạt, khi vui tươi, hóm hỉnh, khi uất ức, dồn nén.

C. Kết bài:

  • Khái quát lại giá trị tác phẩm: Bài thơ chính là nỗi lòng sục sôi, khao khát tự do, độc lập của tất cả người dân Việt Nam đang trong hoàn cảnh mất nước
  • Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Tố Hữu là một nhà thơ tài năng, tinh tế với một tấm lòng mộc mạc, giản dị, luôn hướng đến cuộc sống của nhân dân và độc lập tự do dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo