"Không thầy đố mày làm nên"
những từ ngữ,chiết tự
giải thích giúp mik
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Dân tộc Việt Nam ta tự hào là dân tộc với biết bao truyền thống tốt đẹp, quý báu luôn được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác. Một trong những truyền thống quý báu đó chính là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đây không chỉ là nét đẹp trong đạo lý người học mà còn là nhân tố quan trọng khẳng định nhân cách con người. Câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" đã răn dạy và nhắc nhở cho chúng ta ghi nhớ đến vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với cuộc đời mỗi người.
Câu tục ngữ tuy có phần ngắn gọn, đơn giản nhưng lại vô cùng súc tích, mang nặng ý nghĩa giáo huấn. "Thầy" ở đây chính là người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta, thầy có thể là thầy giáo hay cô giáo, hay đơn giản là người chỉ bảo cho ta, bởi nhắc đến người thầy thì "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ đã là thầy, nửa chữ cũng là thầy. "Làm nên" chính là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, nói đơn giản đó chính là đạt được đến thành công, thu hái được hoa thơm trái ngọt. "Không thầy đố mày làm nên" ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.
Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, trải qua bao thời đại, câu tục ngữ vẫn luôn đúng vì người thầy vẫn mãi mang trên vai những trọng trách cao cả, ý nghĩa. Người thầy trên trường lớp không chỉ dạy cho ta biết bao kiến thức, cho ta được tắm trong biển cả tri thức nhân loại, dạy ta từ con chữ, con số đến những kiến thức vi mô, vĩ mô. Những kiến thức đó để ta hòa nhập, bước vào đời, ứng dụng vào cuộc sống và phục vụ cho chính bản thân mình. Thầy còn là người cha, người mẹ thứ hai dạy cho ta điều hay lẽ phải, dạy ta những bài học đạo đức, chỉ bảo ta cách sống sao cho đúng đạo lý làm người. Những ước mơ của bao thế hệ người học sinh cũng do bàn tay thầy ươm mầm hạt giống, ngày ngày tưới tắm và chăm sóc, để rồi cho chúng ta có điều kiện và cơ hội hiện thực hóa ước mơ của mình. Với bất cứ người học sinh nào, thầy cô cũng định hướng ước mơ, tôn trọng và động viên, tiếp thêm sức mạnh cho các em.
Chúng ta có thể trở thành những người thành công, thành đạt, sự nghiệp vẻ vang, hiển hách chính là nhờ công lao vĩ đại của người thầy, chính vì vậy phải có ý thức kính trọng và biết ơn với thầy cô. Luôn ghi nhớ lời răn dạy của thầy cô để rồi nhắc nhở bản thân phải học tập và làm việc sao cho xứng đáng một người con ngoan, trò giỏi, không phụ lòng mong mỏi, kỳ vọng của thầy cô. Những người không biết tôn trọng thầy cô chính là những người vô đạo đức, vô văn hóa, đáng lên án, đặc biệt họ sẽ không bao giờ có được thành công trong cuộc sống.
Người thầy mãi là những tiếng gọi kính trọng và biết ơn nhất, vai trò của người thầy đối với thế hệ học sinh nói riêng và với tất cả mọi người chúng ta nói chung là không thể phủ nhận được. Chúng ta không chỉ nên kính trọng, biết ơn thầy cô mà phải tôn trọng nghề giáo, phải tập trung chú trọng hoàn thiện, ưu tiên cho sự phát triển của nghề giáo.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |