Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Một hình thức câu bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang bằng nhau thì được xem là một câu ghép đẳng lập. Các vế trong câu ghép đẳng lập nhìn chung có tính chất lỏng lẻo bởi vì chúng được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập. Ví dụ về câu ghép đẳng lập như sau: “Hôm nay tôi làm việc hoặc mai làm.” Trong phân loại câu ghép này, còn có bốn loại câu ghép đẳng lập khác nhau, bao gồm: đẳng lập có quan hệ liệt kê, đẳng lập có quan hệ tiếp nối, đẳng lập có quan hệ lựa chọn và đẳng lập có quan hệ đối chiếu.
- Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế câu được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thông thường là từ “và”. Mỗi vế đều thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất cùng loại. Chẳng hạn như: “Trời xanh và gió mát”.
- Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật được gọi là trật tự tuyến tính. Các vế cũng được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Chẳng hạn như: “Chiếc bút chì của tôi bị rơi và chiếc bút bi cũng rơi ngay sau đó.”
- Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn, thông thường là “hoặc”, “hay”. Chẳng hạn như: “Hôm nay làm hoặc mai làm”.
- Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Các vế thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, điển hình như “nhưng”, “song”, “mà”. Chẳng hạn như: “Cái bút này bị vỡ nhưng nó vẫn viết được.”
3.2. Câu ghép hô ứng
Hô ứng hay còn gọi với một cái tên khác là câu ghép qua lại. Đó là một hình thức câu mà luôn tồn tại một mối quan hệ hô ứng, qua lại giữa các vế trong câu. Đặc biệt, mối quan hệ giữa các vế này rất chặt chẽ và khăng khít, đúng hơn là không thể tách riêng một trong các vế ra thành một câu đơn nếu không đặt chúng ở cạnh nhau. Trong câu ghép hô ứng, những cách thức để kết nối các vế bao gồm phụ từ và cặp đại từ. Về cặp phụ từ có “vừa - vừa”, “càng - càng”, “chưa - đã”, “mới - đã”,.... Về cặp đại từ có “bao nhiêu - bấy nhiêu”, “nào - nấy”,...
Ví dụ về câu ghép hô ứng như: “Tôi càng nhịn thì nó càng lấn tới.”
3.3. Câu ghép chính phụHình thức câu này được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ, hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Tương tự như câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại bị phụ thuộc lẫn nhau từ không độc lập, được kết nối bằng quan hệ từu mang tính chính phụ. Cũng chính vì thế, mối quan hệ giữa các vế là rất khăng khít và chặt chẽ. Các mối quan hệ trong câu ghép này bao gồm: mối quan hệ nguyên nhận, điều kiện, mục đích, tăng tiến và nhượng bộ. Câu ghép chính phụ cũng có một tên gọi khác là câu ghép quan hệ bổ sung.
Ví dụ về câu ghép chính phụ như sau: “Nếu tôi cố gắng hơn thì tôi đã thành công.”
3.4. Câu ghép hỗn hợp
Một mối quan hệ mang tính ngữ pháp và tầng bậc là mối quan hệ đặt giữa các vế câu trong câu ghép hỗn hợp. Chẳng hạn như: “Mặc dù tôi đã nhắc nhở bản thân mình phải siêng năng như tôi vẫn lười cho nên bây giờ tôi vẫn thất bại.”
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy có ba vế câu trong cùng một câu ghép, và có hai kiểu quan hệ ngữ pháp đặt giữa những vế câu đó.
3.5. Câu ghép chuỗiMột câu có hai vế trở lên thì được gọi là câu ghép chuỗi. Trong các vế câu của câu ghép này tồn tại một mối quan hệ mang tính chuỗi, cũng có thể hiểu là mối quan hệ mang tính liệt kê. Các dấu câu được dùng để ngăn cách nhau giữa các vế câu, chẳng hạn như dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm. Trong câu ghép chuỗi, chỉ sử dụng dấu câu mà không sử dụng quan hệ từ liên kết. Chẳng hạn như: “Trời xanh, mây trắng, nước trong.”
Câu ghép chuỗi được phân loại làm ba, bao gồm: câu có quan hệ bổ sung, câu có quan hệ điều kiện, câu có quan hệ nguyên nhân, câu có quan hệ đối nghịch.
Đọc thêm: Câu trần thuật là gì?
Ba loại câu thông dụng nhất trong ngữ pháp Việt Nam, ngoài câu ghép ra còn có câu đơn và câu phức. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng có thể phân biệt thành công các hình thức câu này. Trước hết, hãy xét về khái niệm của hai loại câu còn lại.
- Câu đơn là một mệnh đề độc lập với một chủ ngữ và một vị ngữ. Ví dụ: “Tôi đi học”. Câu đơn có bốn loại, bao gồm: câu đơn đặc biệt, câu đơn bình thường, câu đơn ngữ cảnh và câu đơn thành phần.
- Câu phức là câu kết hợp một mệnh đề độc lập với một mệnh đề phụ thuộc. Ví dụ: “Khi siêng năng và chăm chỉ, tôi có thể thành công”.
Thông qua khái niệm của cả ba hình thức câu trên, chúng ta thấy được sự khác biệt xuất phát chủ yếu từ công dụng cũng như cấu trúc của nó. Câu ghép chỉ được công nhận khi nó có đủ những điều kiện sau:
- Sở hữu từ hai vế trở lên, mỗi vế là một cụm chủ - vị.
- Mỗi vế chỉ có một hoặc một cụm danh từ, động từ, tính từ và đều có từ liên kết giữa các vế câu.
- Khi vế chính là một hay một cụm động từ/tính từ, và vế phụ là câu đơn có kết cấu chủ - vị.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |