LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao chính sách được coi là đòn bẩy đối với sản xuất nông nghiệp

Tại sao chính sách được coi là đòn bẩy đối với sản xuất nông nghiệp

2 trả lời
Hỏi chi tiết
325
3
0
Linh Phạm
17/07/2021 15:55:41
+5đ tặng

 theo nhu cầu thị trường, lấy doanh nghiệp và nông dân làm trọng tâm, Nhà nước giữ vai trò kiến tạo.Với các chính sách đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân và các thành phần tham gia cùng phát triển nông nghiệptrong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, nhưng với sự quyết tâm, chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của người dân

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
dogfish ✔
17/07/2021 16:03:16
+4đ tặng

Chính sách nông nghiệp - "Đòn bẩy" cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng gắn với xây dựng Nông thôn mới 

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp triển khai trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình MTQG XDNTM. Theo đó đối với tỉnh ta, tái cơ cấu ngành được xem là “đòn bẩy”, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cư dân, chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn,...nhằm phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 59% số xã đạt chuẩn NTM và từ 01-02 huyện NTM. Và các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp mà tỉnh ta đã đang và sẽ thực hiện trong thời gian tới được xem là “cú hích” cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gắn với XDNTM tại các địa phương trong tỉnh.  

 Thực tế sản xuất trồng trọt của tỉnh ta hiện đang nhỏ lẻ, manh mún, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; tốc độ chuyển dịch nội bộ ngành còn chậm; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, giống chất lượng cao còn thấp; việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả hơn và nhân rộng mô hình hiệu quả vào sản xuất còn chậm; tỷ trọng, chất lượng hàng hoá nông sản thấp, phần lớn nông sản xuất khẩu thô, sơ chế, chưa có chế biến sâu nên giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh thấp; chưa có thương hiệu nên thị trường tiêu thụ gặp khó khăn; đặc biệt thiếu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân, HTX, THT với doanh nghiệp. Do vậy từ năm 2013, khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh ta đã xác định phải sử dụng linh hoạt, có hiệu quả 29.000ha đất trồng lúa hiện có; trong đó tập trung phát triển lúa chất lượng cao ở chân ruộng 2 vụ ăn chắc, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng hàng năm trên chân ruộng lúa thấp trũng thường bị ngập lụt và chân ruộng vàn cao hay bị thiếu nước cho năng suất sản lượng bấp bênh. Đối với chân đất màu, tập trung phát triển những đối tượng cây trồng có giá trị cao có lợi thế như rau an toàn, dưa hấu, ớt, ngô sinh khối làm thức ăn thô xanh cho gia súc; thực hiện liên kết hộ nông dân giữa các thôn, xóm, tiến tới liên kết giữa các địa phương trong một vùng không giới hạn về diện tích nhưng đảm bảo yếu tố sản xuất đồng nhất theo hướng cánh đồng lớn; áp dụng các quy trình canh tác, thâm canh cây trồng tiến tiến như SRI trên cây lúa, lúa-cá, trồng lạc mật độ cao, trồng rau VietGap,... để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; hoàn thiện quy trình thâm canh đồng bộ các loại cây trồng chuyển đổi trên đất lúa,…
Để đạt được mục tiêu trên, Đề án tài cơ cấu ngành nông nghiệp xác định rõ cần phải sử dụng có hiệu quả nguồn chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng năm để tập trung hỗ trợ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào các lĩnh vực có tính then chốt và mang tính đột phá cho sản xuất như hỗ trợ chuyển đổi sang trồng cây khác trên đất lúa kém hiệu quả; hỗ trợ liên kết xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bao tiêu nông sản cho nông dân trong hoàn thiện hệ thống chế biến bảo quản nông sản; hỗ trợ phát triển trồng cây thức ăn chăn nuôi bò thịt thâm canh; hỗ trợ sản xuất tiêu thụ rau an toàn theo hướng VietGap,... Với việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, nhất là có các chính sách hỗ trợ đi kèm, từ năm 2013-2015, tỉnh ta đã dành khoảng 3 tỷ đồng hỗ trợ công tác chuyển đổi trên đất lúa 4 triệu đồng/ha, hỗ trợ 30% giá giống cho cánh đồng lớn, hỗ trợ 50-70 triệu đồng/máy gặt đập liên hợp, máy cày công suất 60CV trở lên; đồng thời hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón lá mới, xây dựng các mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật cho nông dân,... Cùng với đó, các địa phương cũng đã chủ động trích ngân sách để hỗ trợ cho thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo kế hoạch.
Có thể nói, nguồn hỗ trợ chính sách đã là động lực để các địa phương cũng như người sản xuất đẩy mạnh chuyển đổi, theo đó, trong 3 năm từ 2013-2015, diện tích gieo trồng cây chuyển đổi trên đất lúa không ngừng tăng, đến nay đạt 1.613ha, lúa cá 1.814ha; trên chân ruộng vàn cao, diện tích chuyển đổi cây trồng phù hợp như ngô thực phẩm, đậu xanh đạt khá. Cụ thể, vụ Hè thu 2013 chuyển đổi được 379ha, đến năm 2015 là 813,7 ha, bằng 214,7% cùng kỳ 2013; diện tích lúa cá đến 2015 là 1.814ha, bằng 107,5% so với năm 2013, tốc độ tăng bình quân của toàn tỉnh 3,7%/năm. Báo cáo của các địa phương cho thấy, các cây trồng chuyển đổi đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa 1,1-8,7 lần. Những cây cho lợi nhuận cao, ổn định qua các vụ sản xuất như mướp đắng, dưa hấu, khoai lang, ngô, rau. Trong đó, tại xã Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh) đã hình thành vùng chuyên trồng dưa hấu trái vụ trên đất lúa cho năng suất bình quân 206 tạ/ha, thu nhập 84,63 triệu đồng/ha/vụ 2 tháng, lợi nhuận 30,7 triệu đồng/ha, gấp 3,2 lần so với trồng lúa; tại xã Hiền Ninh (huyện Quảng Ninh) hình thành vùng chuyên trồng mướp đắng vụ Hè thu với diện tích khoảng 3-6 ha, cho năng suất khá cao 160 tạ/ha, thu nhập bình quân 130 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 80 triệu đồng/ha; mô hình lúa Đông xuân-lúa Tái sinh+ Nuôi cá ở chân ruộng trũng đưa lại lợi nhuận 24,35 triệu đồng/ha/năm, gấp 1,99 lần so với chỉ sản xuất lúa Đông xuân, gấp 1,78 lần với với lúa Đông xuân+Lúa tái sinh; vụ Hè thu 2015 ở huyện Quảng Trạch chuyển đổi trồng ngô làm cây thức ăn xanh cho gia súc với năng suất sinh khối đạt 30 tấn/ha đưa lại thu nhập 21 triệu đồng/ha, lãi 1,4 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, nhiều địa phương như huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hoá đã hình thành vùng chuyển đổi chuyên trồng đậu xanh cho năng suất bình quân 9,45 tạ/ha, thu nhập 22,65 triệu đồng/ha, lợi nhuận 10,4 triệu đồng/ha, gấp 1,1 lần so với trồng lúa, là loại cây trồng có nhu cầu nước tưới ít nên cây đậu xanh rất có tiềm năng mở rộng diện tích trên đất lúa 1 vụ vàn cao, đưa lại nguồn thu nhập cho người dân...
Đặc biệt, chương trình liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn toàn tỉnh năm 2015 đạt 6.474ha, đạt 491%KH, bằng 577,2% so với cùng kỳ, với 17 doanh nghiệp tham gia liên kết thu mua nông sản. Trong đó cây lúa có diện tích 1.269ha ở 20 cánh đồng với sự tham gia của 11 doanh nghiệp cam kết tiêu thụ sản phẩm, đến nay đã thu mua hơn 3.500 tấn lúa với giá gấp 1,25 lần giá thị trường đối với lúa giống, thu mua giá 5.400-7.800 đồng/kg lúa thương phẩm tuỳ theo loại giống. Đối với cây sắn, đã có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các địa phương với tổng diện tích là 5.020ha, giá thu mua bình quân 1.500 đồng/kg, đưa lại thu nhập ổn định cho người dân vùng gò đồi. Đối với cây khoai lang, Cơ sở thu mua Phan Xuân Lâm - Thôn 1 - Thanh Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ) đã liên kết sản xuất 85ha và thu mua toàn bộ sản lượng được 680 tấn, giá thu mua dao động 5.000-10.000 đồng/kg... Công tác xây dựng cánh đồng lớn đang được triển khai tích cực nhằm tăng cường liên kết trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Diện tích cánh đồng lớn tăng nhanh, vụ Đông xuân 2015-2016 thực hiện được 6.768ha, bằng 815% so với vụ đông xuân năm 2013-2014.
Qua 3 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng giá trị gắn với xây dựng NTM, giá trị của sản xuất trồng trọt tỉnh ta đã được nâng cao rõ rệt, riêng năm 2015 đạt 2.439 tỷ đồng, bằng 102,9% so với 2013. Kết quả trên có phần đóng góp không nhỏ của những chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh, và thực tế sản xuất đã cho thấy, chính sách nông nghiệp thực sự là đòn bẩy trong quá trình thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.



Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại khó khăn như chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn chưa thực sự thành phong trào; hệ thống cơ sở thu mua, chế biến, bảo quản nông sản chưa phát triển mạnh cũng như việc kết hợp với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị chưa thực sự bền vững dẫn đến diện tích cánh đồng lớn, nhất là cây lúa, cây cao su còn ít; người sản xuất đã có ý thức trong ứng dụng TBKH, nhưng do thiếu vốn đầu tư để triển khai thực hiện, mặt khác công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích người dân áp dụng các TBKT vào sản xuất còn hạn chế nên chưa tạo được đột phá trong sản xuất nông nghiệp...
Kết quả 3 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh ta đã chỉ rõ, để chính sách thực sự đi vào sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở trong chỉ đạo điều hành, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa ban hành chính sách với ưu tiên nguồn lực tài chính để triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Trên cơ sở chỉ ra các tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, tỉnh ta đã tiến hành rà soát các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để xác định rõ hơn những nội dung cần ưu tiên trong thời gian tới nhằm tập trung các nguồn lực, nhất là các chính sách hỗ trợ sản xuất nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình tái cơ cấu sản xuất với xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng nông thôn tỉnh hà ngày càng giàu đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư