phân tích nhân vật chị dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ để thấy được sức sống tiềm tàn phản kháng của chị vafb tình yêu thương chồng hết mực
Giúp mình với cần gấp
không Spam or Sao chép mạng
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông đều tập trung khai thác cuộc sống nghèo khổ của người nông dân trước cách mạng qua đó bộc lộ được tâm lí và vẻ đẹp của người nông dân. Một trong số những tác phẩm nổi tiếng của ông chính là tiểu thuyết “ Tắt đèn” đặc biệt là đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” đã làm sáng rõ hình ảnh chị Dậu- một người phụ nữ mạnh mẽ kiên cường.
Trước tiên chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ có cuộc sống vô cùng khổ cực, bị đày đọa bởi sưu cao thuế nặng. Gia đình chị vì không nộp đủ thuế của người em chồng đã chết từ năm ngoái nên anh Dậu bị bắt đi và bị hành hạ đánh đập dã man. Người phụ nữ ấy đã phải bán hết mọi thứ trong gia đình, bán cả đàn chó mới sinh để lo tiền chạy cho anh Dậu. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ và chị Dậu phải nuốt nước mắt để bán đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra cho nhà phú ông. Hình ảnh chị Dậu là hiện thân cho những người phụ nữ trước cách mạng có cuộc sống khổ đau, bị xã hội đày đọa đến bước đường cùng. Chúng bắt người nông dân phải nộp thuế cao ngất ngưởng và đầy vô lí, nếu không nộp đủ sẽ bị lôi ra đình chịu trận. Đồng thời qua đây ta cũng thấy hình ảnh chị Dậu hiện lên là một người thương chồng thương con hết mực, người phụ nữ của gia đình với biết bao lo toan trong cuộc sống.
Đặc biệt, hình ảnh chị Dậu hiện lên trong đoạn trích là một người phụ nữ mạnh mẽ mang trong mình sức sống tiềm tàng sức phản kháng và tấm lòng dũng cảm chống lại cái ác. Đúng như nhan đề của đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”, khi con người bị đẩy đến bước đường cùng, không thể chịu đựng được nữa thì sẽ vùng lên đấu tranh quyết liệt. Nhà văn đã miêu tả rất tinh tế từng cử chỉ, lời nói, hành động của nhân vật chị Dậu khi phản kháng lại bọn cai lệ và lí trưởng. Khi thấy chồng chị bị chúng hành hạ, chị từ việc xưng hô “ ông- cháu” đã chuyển thành “ tôi” và cuối cùng là “ bà- mày” . Chỉ cách xưng hô đấy thôi cũng đã cho thấy chị đã có tinh thần phản kháng, không chịu nhu nhược để yên cho chúng bắt nạt. Rồi người phụ nữ mạnh mẽ ấy chỉ trong chốc lát đã đánh trả được hết bọn cai lệ khiến chúng sợ hãi và bỏ chạy…
Như vậy, hình ảnh chị Dậu hiện lên thật đẹp thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Mặc dù có cuộc sống nghèo khổ nhưng ở người phụ nữ này vẫn luôn toát lên tình thương yêu gia đình, sự nhẫn nhịn chịu đựng và đặc biệt là tinh thần phản kháng mãnh liệt chống lại thế lực bạo tàn. Chính những người nông dân như chị Dậu này sẽ làm tiền đề để cho cuộc cách mạng tháng Tám mở ra và thành công vang dội.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |