Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ

Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước.
Kể tên một số dân tộc chủ yếu sống ở đồng bằng Nam Bộ.
Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.173
4
2
Dương Anh Anh
17/12/2017 17:35:14
1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
– Nhờ đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
– Sản phẩm lúa gạo, trái cây cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.
2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước
– Vùng biển nhiều cá, tôm, hải sản khác cùng với mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo điều kiện để đồng bằng Nam Bộ có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước.
– Sản phẩm thủy sản được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới, trong đó có nhiều gia đình đã giàu lên từ nuôi và đánh bắt cá, tôm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
1
Dương Anh Anh
17/12/2017 17:36:11
Những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước là:
+ Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước: Nhờ đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
+ Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước: Vùng biển nhiều cá, tôm, hải sản khác cùng với mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo điều kiện để đồng bằng Nam Bộ có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước.
2
2
Dương Anh Anh
17/12/2017 17:43:16

*Kể tên một số dân tộc chủ yếu sống ở đồng bằng Nam Bộ là:
người Kinh ,
người Hoa
người Chăm ,
người Khơ me
*Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung là:
1.Đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam:
– Dãy núi Bạch Mã (giữa Huế và Đà Nẵng) là nơi ngăn cách (bức chắn địa hình) gió mùa đông không lạnh xuống phía nam.
– Vào mùa hạ ít mưa, không khí khô, nóng.
– Vào cuối năm thường có mưa lớn và bão, gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
2.Tất cả các đồng bằng miền Trung đều bắt nguồn từ một lịch sử thống nhất liên quan đến quá trình biển tiến-mài mòn mà dấu tích ngày nay là các bậc thềm đánh dấu sự dao độngcủa mực nước qua các thời kì băng hà tan.

Đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5-4m, và có tuổi trẻ dần. Điều đó chứng tỏ địa hình được nâng cao dần và liên tục. Bờ biển lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát này được gió vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã-đèo Hải Vân, đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất chân núi-ven biển.

Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thì ở đây còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng, đi từ trong ra ta sẽ gặp: cồn cát → đụn cát → đồi núi sót → mõm đá.

Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp có thể canh tác nông nghiệp. Còn ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dại mọc.

2
0
Dương Anh Anh
17/12/2017 17:49:27

2.Tất cả các đồng bằng miền Trung đều bắt nguồn từ một lịch sử thống nhất liên quan đến quá trình biển tiến-mài mòn mà dấu tích ngày nay là các bậc thềm đánh dấu sự dao độngcủa mực nước qua các thời kì băng hà tan.

Đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5-4m, và có tuổi trẻ dần. Điều đó chứng tỏ địa hình được nâng cao dần và liên tục. Bờ biển lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát này được gió vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã-đèo Hải Vân, đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất chân núi-ven biển.

Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thì ở đây còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng, đi từ trong ra ta sẽ gặp: cồn cát → đụn cát → đồi núi sót → mõm đá.

Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp có thể canh tác nông nghiệp. Còn ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dại mọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×