Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy làm sáng tỏ nhận định dưới đây

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nói rằng: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến và “Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. (viết dàn ý sau đó làm thành một bài văn nghị luận chứng minh)

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
391
2
0
Nguyễn Nguyễn
22/07/2021 14:50:28
+5đ tặng

Là sản phẩm tinh thần cao quý, văn chương tác động mãnh liệt đến người đọc làm phong phú thêm, sâu sắc thêm thế giới tình cảm của họ. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã am hiểu điều đó thật sâu sắc khi ông nhận xét rằng một trong những “mãnh lực” của văn chương là “luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Vậy “văn chương” là gì? Có đúng là văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn sẵn có”?
“Văn chương” là những tác phẩm văn học do nhà văn, nhà thơ sáng tạo ở mọi thời đại nhằm phục vụ con người, để người đọc thưảng thức và suy ngẫm.
Từ xưa đến này, văn chương viết ra là vì con người, giúp nâng cao giá trị con người. Nói văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có” là nói tác dụng bồi đắp và nâng cao tình cảm của người đọc. Nhờ đọc văn, những trạng thái cảm xúc như vui, buồn, mừng, giận,... mà ta đã từng nếm trải bỗng trở nên rộng mở và sâu sắc.
Văn chương thường viết về con người và cuộc sống của con người. Khi phản ánh niềm vui, nỗi buồn của con người, văn chương không chỉ giúp người đọc nâng cao sự hiểu biết về hiện thực mà còn làm giàu năng lực tình cảm của người đọc.
Những câu ca dao về quê hương đất nước thức dậy trong ta tình yêu sâu nặng với làng quê
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bèn đình hôm nao
Khơi dậy niềm tự hào về vẻ đẹp tươi trù phú của đất nước
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
từ đó mở rộng tình yêu trong ta đối với quê hương đất nước.
Khi cảm nhận nỗi buồn xa xứ của nhà thơ Lí Bạch trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh qua hình ảnh “Cúi đầu nhớ cố hương”; khi đọc nỗi buồn tủi của Hạ Tri Chương, một người đi xa trở về bị xem là khách lạ ở chính nơi chôn ra cắt rốn của mình trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, cũng có nghĩa là ta đã biết chia sẻ để hiểu rằng tình quê hương là một thứ tình cảm thường trực và sâu nặng nhường nào trong mỗi con người.
Tình bạn của con người thường gọi lên cảm xúc vui tươi hồn nhiên. Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong Bạn đến chơi nhà còn hơn thế, đó là thứ tính cảm cao cả, trong lành vượt lên mọi eo hẹp về vật chất, một tình bạn khiến ta thêm tin tưởng vào tình cảm chân thành, thuỷ chung.
Ánh trăng và tâm trạng phơi phới của con người kháng chiến trong Rằm tháng giềng truyền tới ta tâm trạng vui tươi trước vẻ đẹp đêm trăng trên dòng sông bát ngát, đồng thời khơi dậy niềm cảm phục đối với Bác Hồ.
Là người bình thường, ai cũng có khả năng đồng cảm với nỗi khổ của con người và căm ghét cái xấu, cái ác. Truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen kể về một em bé mồ côi phải tự kiếm sống, đã chịu nỗi sợ hãi cùng đói rét đến chết cóng ngoài đường trong đêm giao thừa; Cuộc chia tay của những con búp bê là câu chuyện về một gia đình li tán do tan vỡ hạnh phúc, hai con búp bê bị chia ra theo hai đứa trẻ về hai phía bố và mẹ khiến bọn trẻ đau lòng.

 

 

 

Những nỗi khổ ấy gieo thêm vào lòng ta niềm xót xa, thương cảm.
Đọc Ông lão đánh cá và con cá vàng, ai chẳng khinh ghét mụ vợ vì ở mụ ta lòng tham gắn liền với bất nghĩa. Trong truyện Tấm Cám, cô Tấm thật thà, hiền thảo gặp được hoàng tử sau bao lần chết đi sống lại vì những thủ đoạn ác độc của mẹ con Cám. Trong truyện Thạch Sanh, năm lần bẩy lượt mẹ con Lý Thông đã lừa Thạch Sanh để cướp công, cuối cùng bị sét đánh chết.
Điều này làm ta thêm tin theo quan điểm của nhân dân, đó là: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Diễn tả lòng yêu nước, văn chương bồi đắp, nâng cao lòng yêu nước ở mỗi người đọc, khiến tình cảm đất nước càng thêm sâu sắc (Lòng yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh). Những áng cổ văn như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô,... làm cho người đọc thêm hiểu ý nghĩa của việc dời đô về Thăng Long của một vị vua sáng suốt; thêm hiểu lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của một dũng tướng thời Trần; thêm hiểu chiến thắng chống quân Minh oanh liệt của quân dân tướng sĩ thời Lê; đồng thời những tác phẩm ấy mang lại cho ta niềm kính trọng, biết ơn đối với những con người vĩ đại, những nhân tài đất nước như Lý Công uẩn, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Với những người ham mê đọc văn thì thích thú văn chương dần dược rèn luyện thành hứng thú thẩm mĩ, tức là nhu cầu và sự thích thú hưởng thụ, sáng tạo cái đẹp. Đẹp trong tác văn chương là vẻ đẹp của ngôn từ. Ngôn từ được tổ chức trong các thể thơ cách luật như lục bát (ca dao), song thất lục bát (Sau phút chia li), thất ngôn tứ tuyệt (Xa ngắm thác Lư), thất ngôn bát cú (Qua đèo Ngang) là thứ lời nói gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Đó là một sáng tạo lời nói đặc biệt, khi đọc lên như có nhạc trầm bổng ầm vang, và điều đó luôn đem lại cho người đọc cảm giác thích thú. Chúng ta yêu thơ và tập làm thơ là vì vậy.
Là sản phẩm của sự sáng tạo đầy tài năng, văn chương đem lại cho những người yêu văn niềm quý trọng, biết ơn đối với nhà văn, nhà thơ. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, chân thành, không vụ lợi. Ta cảm kích trước lòng yêu ghét phân minh của nhân dân ta thể hiện trong ca dao, cổ tích. Ta ngưỡng mộ tài năng siêu việt và tâm hồn sâu sắc những nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương. Đọc những đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta càng quý trọng, cảm phục nhà văn vì lòng nhân dạo cao cả của ông luôn dành cho kiếp người yếu đuối, bất hạnh.
Như thế, trong thế giới tinh thần của người đọc, văn chương đã in dấu những điều hết sức sâu sắc về tình thương và lòng quý trọng; về niềm phản kháng và cảm xúc giễu cợt; về niềm hứng khởi và thích thú; về lòng ngưỡng mộ và biết ơn. Đúng như nhận xét của Hoài Thanh: văn chương đã “luyện cho người ta những tình cảm có sẵn”. Tôi và bạn vẫn say mê học văn và đọc văn là vì điều kì diệu đó của văn chương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Minh Thạch
22/07/2021 14:50:31
+4đ tặng

Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được”. Qủa đúng như thế, nói chuyện văn chương chính là nói chuyện tâm tình, tình cảm, nó không chỉ dạy cho ta những tình cảm ta chưa có và luyệ cho ta những tình cảm ta sẵn có. Vậy tại sao nó lại có khả năng đặc biệt ấy?

Trước hết chúng ta cần phải hiểu, “văn chương” là những tác phẩm nghệ thuật do nhà văn tạo ra, nó có thể thuộc nhiều thể loại như thơ, văn xuối,...nhưng tất cả đều có thể đánh thức những tình cảm đang ngủ yên trong lòng người đọc. Từ “luyện” ở đây hiểu là đào sâu, khai thác  vào những cỗi thâm sâu nhất trong lòng người, đưa những tình cảm còn náu mình bung nở mạnh mẽ nhất. Như đã nói trên, những tình cảm đó không phải là ta không có, chỉ là nó còn đang trú ẩn đâu đây, nén chặt lại trong một cái van tâm khảm, chưa có cơ hội bộc lộ ra, và văn chương sẽ thực hiện sứ mệnh hóa giải “cái van”. Qua nhận đinh ta có thể thấy rõ được sức mạnh tác động mạnh mẽ của văn chương lên đời sống tình cảm của con người.

Văn chương vốn là nơi để tác giả kí hác đủ loại tâm tư, tình cảm của mình với cuộc đời vào trong, giống như Chế Lan Viên đã từng viết

“Sau câu thơ hồi hộp tâm tình
Những vui buồn đời kí thác cho anh”

Những cảm xúc, rung động của nhà văn là vô cùng chân thành và mãnh liệt, nó đạt đến độ bão hòa và có sức lan tỏa, truyền cảm lớn đối với người tiếp nhận. Vì vậy mà văn chương có thể khơi gợi trong ta những tình cảm tự nhiên trong ta, phát triển nuôi dưỡng nó ngày một phong phú sâu sắc hơn. Ta bỗng nhận ra, tình cảm ruột thịt anh em đáng quý đến nhường nào khi chứng kiến cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Có lẽ không phải tận đến khi đọc câu chuyện, ta mới thấy yêu quý những người anh người chị trong gia đình, nào có ai không yêu thương người thân của mình! Nhưng điều Khánh Hoài làm được chính là khiến ta trân trọng những tình cảm đó, tình cảm tưởng chừng nhỏ bé mà đôi khi ta vô tình không chú ý đến, ta biết nâng niu và hiểu được những điều đơn giản đôi với ta lại trở thành niềm hạnh phúc, khát khao lớn nhất của những đứa trẻ ngoài kia.

Tình cảm gia đình,hướng về quê hương vốn là bản năng tự nhiên của cả con người lẫn con vật. Những con rùa sống trên bờ sau một thười gian xuống nước còn tìm lại đúng nơi mình sống để sinh sản, huống chi là con người, sinh vật cao cấp nhất của tự nhiên! Con người gắn bó với quê hương khi đi xa sẽ không tránh khỏi nỗi nhớ, lưu luyến không thôi

  • “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
  • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
  • (Bà Huyện Thanh Quan)
  • “Nghe xao động nắng trưa
  • Nghe bàn chân đỡ mỏi
  • Nghe gọi về tuổi thơ...”
  • (Xuân  Quỳnh)

Đọc những vần thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta liền nhận ra một quy luật tự nhiên vốn có của tình cảm con người: cứ xa là sẽ nhớ, có ai mà không yêu quê hương, yêu quý nơi mình đã gắn bó suốt quãng đời tuổi thơ. Nhưng Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Quỳnh đã giúp ta ý thức được vị trí thiêng liêng của quê hương, nguồn cội trong tim mình khi dẫn dắt chúng ta vào những hoàn cảnh đặc biệt: phải rời xa quê hương. Phải thấm thía nỗi niềm của con người xa quê, ta mới hiểu được quê hương là hai tiếng giản đơn mà quý giá biết bao! Những tình cảm đó, nếu không có văn chương, nó vẫn sẽ tồn tại âm ỉ trong lòng ta thôi bởi nó là tự nhiên, là vốn có, thế nhưng nó sẽ không bao giờ có thể sáng bừng lên mãnh liệt, nó sẽ mãi chìm trong giấc ngủ của riêng nó và ta sẽ để nó rơi vào quên lãng...

Nhận định trên là vô cùng đúng đắn và xác đáng, nó đã nêu lên chức năng của kì diệu của văn chương và khẳng định những giá trị vô hình mà văn chương gây dựng trong lòng ta.

2
0
Toxic
22/07/2021 14:50:53
+3đ tặng
Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .
Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý
Nguyễn Nguyễn
này, like nãy h mà

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×