Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (NGUYỄN DU)

 

Đề 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

                                      Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

                                            Bốn bề bát ngát xa trông

                                      Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

                                          Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

                                      Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

 

(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, trang 93)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên  trong tác phẩm nào? Của ai? 

Câu 2 (0,5 điểm):Nêu nội dung và chỉ ra các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên?

Câu 3(1,0 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ  trong câu:

“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân”

Câu 4 (1,0 điểm):  Đoạn trích  không chỉ tả cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng  nhân vật? Nêu ý kiến của em?

Đề 2:Đọc kĩ đoạn thơ  rồi trả lời các câu hỏi:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục, trang 94 )

 

Câu 1(0,5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Thể loại của tác phẩm đó?

Câu 2 (0,5 điểm): Khái quát nội dung chính của đoạn thơ

Câu 3 (1,0 điểm):  Tìm thành phần biệt lập có trong đoạn thơ trên, cho biết đó là thành phần biệt lập nào? Nêu tác dụng.

Câu 4 (1,0 điểm): Cảm nhận của em về tâm trạng và vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Đề 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

(Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục, trang 94 )

Câu 1 (0,5 điểm): Những câu thơ trên nằm trong văn bản nào, thuộc tác phẩm gì? Nêu tên tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm): Khái quát nội dung đoạn trích trên

Câu 3 (1,0 điểm):  Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ

Câu 4 (1,0 điểm): Thành công của Nguyễn Du ở hai câu thơ cuối :

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.314
1
0
Chou
26/07/2021 10:00:39
+5đ tặng
câu 1
trong tác phẩm truyện kiều 
của nguyễn du
câu 2
– Hai từ “bẽ bàng” đã lột tả được mọi sự ê chề, đau đớn của Thúy Kiều, khi cô vừa bị Mã Giám Sinh lừa tình, rồi lại còn bị bán vào lầu xanh.

– “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” con người và cảnh vật đã thật sự hòa nhập vào làm một. Cảnh vật cũng như người đều mang cảnh u sầu, trống trải, cô đơn khắc khoải…

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hằngg Ỉnn
26/07/2021 10:01:50
+4đ tặng
Đề 2
Câu 1
- Đoạn thơ trên trích trong tp "Truyện Kiều" của tác giả Nguyễn Du
- Thể loại : truyện thơ nôm
Câu 2
- Nội dung chính thể hiện rất rõ tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn trăn trở của Thúy Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình.
Câu 3

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K