Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý cho đề bài sau: Em hãy chứng minh ý kiến sau: Các tác phẩm trong thơ trữ tình đã học ở lớp 7 đã cho ta hiểu sâu sắc hơn về con người VN

Lập dàn ý cho đề bài sau:Em hãy chứng minh ý kiến sau:Các tác phẩm trong thơ trữ tình đã học ở lớp 7 đã cho ta hiểu sâu sắc hơn về con người VN
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
333
2
0
+5đ tặng
ng sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông. Vì thế ngay từ khi sinh ra, văn học và tình thương đã có mối quan hệ chặt chẽ: tình thương tạo nên sự hấp dẫn cho văn học và văn học có nhiệm vụ quan trọng là truyền tải tình thương.
 
Văn học vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người. Nó là một bộ môn nghệ thuật có từ rất lâu đời, là công cụ giúp con người bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng những từ ngữ, kí hiệu và con dấu. Các tác phẩm văn học được làm nên từ các chất liệu có trong cuộc sống chính vì vậy chúng miêu tả được cuộc sống muôn hình vạn trạng một cách chân thực và chính xác hơn bất cứ ai. Văn học cũng chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Văn học gồm nhiều thể loại tác phẩm nhgệ thuật như truyện ngắn, tự truyện, hồi kí hay tiểu thuyết,…
 
Ta có thể nói văn học là nhân học, tức là nó có tính nhân văn. Văn học chứa đựng trong nó muôn vàn những tình cảm tốt đẹp giữa con người. Đó chính là tình thương. Nhưng cụ thể hơn, tình thương được thể hiện trong văn học khá sâu sắc và đa chiều. Chúng thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Đó cũng là khi những nhà văn, thi sĩ bộc lộ sự thương cảm xót xa sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh; phê phán gay gắt những việc làm sai trái và những kẻ chà đạp lên con người; hay là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương, thiên nhiên, đất nước.
 
Văn học và tình thương gần như là hai khái niệm không thể tách rời, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn học thể hiện tình thương trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Ấm áp và thiết tha như tình cảm gia đình, cái nôi hình thành nhân phẩm đạo đức của mỗi người. Cũng vì vậy mà người xưa cũng rất coi trọng tình cảm thiêng liêng này và trân trọng đặt nó lên hàng đầu qua câu ca dao:
 
“Công cha như núi ngất trời,
 
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
 
Công lao cao cả của người bố cùng tình thương vô bờ bến của người mẹ được so sánh với các hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên đã in sâu vào tâm trí nhũng người làm con giúp cho họ làm tròn chữ hiếu, đền đáp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Còn trong văn học hiện đại, tác phẩm tiêu biểu mà ta đã được học là “Trong lòng mẹ”. Bài văn thể hiện tình cảm trong sáng, sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình. Bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, em đã cố giữ cho hình ảnh người mẹ nhân hậu, hiền dịu không bị vấy bẩn bởi nhũng hủ tục và thành kiến thâm độc. Vì sao mà một cậu bé còn nhỏ đã có thể có tình thương lớn lao và lòng tin tưởng tuyệt đối về người mẹ đến vậy?
 
Tình cảm gia đình không chỉ có tình mẫu tử mà còn có tình anh em thắm thiết. Sau khi đọc tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” bạn có thể cảm nhận được tấm lòng khoan dung, sẵn sàng tha thứ cho người anh trai để rồi giúp cho người anh thức tỉnh khỏi sự ganh tị và ghen ghét. Cũng là tình cảm anh em nhưng bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” lại thấm nặng tình nghĩa và cuộc chia ly đẫm nước mắt, buồn tủi của những đứa trẻ bất hạnh. Chúng yêu thương nhau biết bao thì lúc xa nhau càng đau đớn bấy nhiêu. Nỗi đau đấy đã để lại một ấn tượng sâu nặng trong lòng người đọc, khiến họ càng thêm xót xa và khâm phục tình cảm thiết tha của hai anh em Thành và Thủy.
 
Không chỉ thế, văn học cũng góp phần khắc họa nên sự gần gũi, thân thiết và vui vẻ của tình bạn - một thứ tình cảm đẹp không hề vụ lợi, toan tính. Và đó chính là nhũng gì mà Nguyễn Khuyến đã miêu tả một cách chân thực trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Mở đầu bài thơ là một câu chào hỏi vồn vã, thân tình như reo lên khi người bạn tri kỉ đến. Bằng một giọng văn hóm hỉnh, ông đã nêu lên những thiếu thốn về vật chất để khẳng định một tình bạn gắn bó giữa mình và bạn. Phải đó là một tình bạn cao đẹp vượt lên trên tất cả những tầm thường về vật chất và của cải để đến với nhau bằng tấm lòng.
 
Ngoài tình thương đối với những người mà ta thân quen, văn học cũng ca gợi tình cảm giữa những người cùng chung sống trong một xã hội. Vì vây, “thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành một truyền thống đạo lý của người Việt Nam.
 
Văn học ca ngợi tình cảm đẹp và đồng thời cũng phê phán những việc làm, hành động hay những kẻ chà đạp lên con người. Văn học luôn lên án gay gắt những kẻ chỉ biết nghĩ tới bản thân mà thờ ơ với mạng sống của người khác. Nhân vật điển hình mà học sinh đã được học là viên quan phụ mẫu trong bài “Sống chết mắc bay”. Hắn là một con người tàn nhẫn đến độ có thể bình thản mà ngồi chơi bài trong khi mưa bão đang cướp đi mạng sống của những người dân đen. Tiếng thét kinh hoàng hòa cùng với tiếng gió giật, mưa rít vẫn không làm bậc “quan cha mẹ” bận lòng. Câu chuyện kết thúc cũng là lúc quan thắng ván bài, tất cả mọi thứ đều chìm trong biển nước. Nụ cười hả hê, phi nhân nghĩa của quan vang lên càng xoáy sâu vào lòng người đọc sự thương cảm, xót xa đến tột độ đến những con người bất hạnh. Câu chuyện “Cô bé bán diêm” đã nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc bởi hiện lên từng trang sách là hình ảnh của một em bé mồ côi nghèo khổ không được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Câu chuyện đã tố cáo một cách kín đáo sự thờ ơ và vô tâm của xã hội lúc bấy giờ đã đẩy những con người nghèo khổ vào bước đường cùng.
 
Và ngay với những kẻ gian ác xảo quyệt, dối trá cũng vậy văn học quyết không nương tay với chúng. Như trong chuyện Lí Thông cuối cùng cái thiện cũng thắng cái ác, hai mẹ con Lí Thông bị biến thành những con bọ hung suốt ngày chui rúc nhũng chốn bẩn thỉu cho đến cuối đời vì những tội ác chúng đã gây ra.
 
Văn học nước ngoài cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng tình cảm của con người. Đặc biệt nó ca ngợi cả tình cảm đẹp giữa những người không cùng ruột già máu mủ. Và O’henri đã chỉ rõ cho ta thấy điều đó qua tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Khi Giôn-xi bị ốm, Xiu cùng cụ Bơ-men đã hết lòng chăm sóc mong giành lại cô khỏi cái chết đang đến gần. Cụ Bơ-men tuy chỉ xuất hiện rất ít nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Cụ yêu thương Giôn-xi như con gái mình và sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để cứu Giôn-xi khỏi những suy nghĩ tuyệt vọng đang kéo cô xa dần cuộc sống thực tại.
 
Văn học trau dồi tình thương, gợi cảm xúc cho con người, làm cho họ gắn bó với nhau. Có người đã từng nói “Tình cảm của con người cũng giống một viên kim cương thô mà nhờ có văn chương “mài nhẵn” mới trở thành viên đá quý đẹp gấp vạn lần”. Đọc các tác phẩm văn học ta thấy gần hơn với những nhân vật trong chuyện và từ đó biết lắng nghe, rung động, cảm thông, chia sẻ. Đó là bước đi đầu để hình nhân phẩm đạo đức và từ đó có những suy nghĩ, hành động đúng. Quả thật không sai, như M.Gorki đã từng nói “xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp ngôi nhà của tình thương giữa con người với con người trong xã hội.
 
Từ tất cả những dẫn chững trên ta càng thấy văn học và tình thương gắn bó chặt chẽ với nhau đến chừng nào. Bởi lẽ tình thương khởi nguồn cho văn học và làm cơ sở để văn học tiếp tục truyền tải tình thương. Văn học và tình thương hòa quyện vào nhau và tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện. Có vậy, con người mới có thể cùng nhau chung sống trong tình yêu thương.
 
xin hay nhất ạ!!!
 
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
 
avatar
 
32 vote
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
27/07/2021 07:48:53
+4đ tặng

Từ khi xa xưa con người biết phản ánh tâm tư tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những trang giấy, văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích lại gần nhau hơn. Văn học giúp cho con người chung sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông. Vì thế ngay từ khi sinh ra, văn học và tình thương đã có mối quan hệ chặt chẽ: tình thương tạo nên sự hấp dẫn cho văn học và văn học có nhiệm vụ quan trọng là truyền tải tình thương.

Văn học vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người. Nó là một bộ môn nghệ thuật có từ rất lâu đời, là công cụ giúp con người bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng những từ ngữ, kí hiệu và con dấu. Các tác phẩm văn học được làm nên từ các chất liệu có trong cuộc sống chính vì vậy chúng miêu tả được cuộc sống muôn hình vạn trạng một cách chân thực và chính xác hơn bất cứ ai. Văn học cũng chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Văn học gồm nhiều thể loại tác phẩm nhgệ thuật như truyện ngắn, tự truyện, hồi kí hay tiểu thuyết,…

Ta có thể nói văn học là nhân học, tức là nó có tính nhân văn. Văn học chứa đựng trong nó muôn vàn những tình cảm tốt đẹp giữa con người. Đó chính là tình thương. Nhưng cụ thể hơn, tình thương được thể hiện trong văn học khá sâu sắc và đa chiều. Chúng thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Đó cũng là khi những nhà văn, thi sĩ bộc lộ sự thương cảm xót xa sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh; phê phán gay gắt những việc làm sai trái và những kẻ chà đạp lên con người; hay là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương, thiên nhiên, đất nước.

Văn học và tình thương gần như là hai khái niệm không thể tách rời, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn học thể hiện tình thương trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Ấm áp và thiết tha như tình cảm gia đình, cái nôi hình thành nhân phẩm đạo đức của mỗi người. Cũng vì vậy mà người xưa cũng rất coi trọng tình cảm thiêng liêng này và trân trọng đặt nó lên hàng đầu qua câu ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”

Công lao cao cả của người bố cùng tình thương vô bờ bến của người mẹ được so sánh với các hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên đã in sâu vào tâm trí nhũng người làm con giúp cho họ làm tròn chữ hiếu, đền đáp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Còn trong văn học hiện đại, tác phẩm tiêu biểu mà ta đã được học là “Trong lòng mẹ”. Bài văn thể hiện tình cảm trong sáng, sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình. Bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, em đã cố giữ cho hình ảnh người mẹ nhân hậu, hiền dịu không bị vấy bẩn bởi nhũng hủ tục và thành kiến thâm độc. Vì sao mà một cậu bé còn nhỏ đã có thể có tình thương lớn lao và lòng tin tưởng tuyệt đối về người mẹ đến vậy?

Tình cảm gia đình không chỉ có tình mẫu tử mà còn có tình anh em thắm thiết. Sau khi đọc tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” bạn có thể cảm nhận được tấm lòng khoan dung, sẵn sàng tha thứ cho người anh trai để rồi giúp cho người anh thức tỉnh khỏi sự ganh tị và ghen ghét. Cũng là tình cảm anh em nhưng bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” lại thấm nặng tình nghĩa và cuộc chia ly đẫm nước mắt, buồn tủi của những đứa trẻ bất hạnh. Chúng yêu thương nhau biết bao thì lúc xa nhau càng đau đớn bấy nhiêu. Nỗi đau đấy đã để lại một ấn tượng sâu nặng trong lòng người đọc, khiến họ càng thêm xót xa và khâm phục tình cảm thiết tha của hai anh em Thành và Thủy.

Không chỉ thế, văn học cũng góp phần khắc họa nên sự gần gũi, thân thiết và vui vẻ của tình bạn - một thứ tình cảm đẹp không hề vụ lợi, toan tính. Và đó chính là nhũng gì mà Nguyễn Khuyến đã miêu tả một cách chân thực trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. Mở đầu bài thơ là một câu chào hỏi vồn vã, thân tình như reo lên khi người bạn tri kỉ đến. Bằng một giọng văn hóm hỉnh, ông đã nêu lên những thiếu thốn về vật chất để khẳng định một tình bạn gắn bó giữa mình và bạn. Phải đó là một tình bạn cao đẹp vượt lên trên tất cả những tầm thường về vật chất và của cải để đến với nhau bằng tấm lòng.

Ngoài tình thương đối với những người mà ta thân quen, văn học cũng ca gợi tình cảm giữa những người cùng chung sống trong một xã hội. Vì vây, “thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành một truyền thống đạo lý của người Việt Nam.

Văn học ca ngợi tình cảm đẹp và đồng thời cũng phê phán những việc làm, hành động hay những kẻ chà đạp lên con người. Văn học luôn lên án gay gắt những kẻ chỉ biết nghĩ tới bản thân mà thờ ơ với mạng sống của người khác. Nhân vật điển hình mà học sinh đã được học là viên quan phụ mẫu trong bài “Sống chết mắc bay”. Hắn là một con người tàn nhẫn đến độ có thể bình thản mà ngồi chơi bài trong khi mưa bão đang cướp đi mạng sống của những người dân đen. Tiếng thét kinh hoàng hòa cùng với tiếng gió giật, mưa rít vẫn không làm bậc “quan cha mẹ” bận lòng. Câu chuyện kết thúc cũng là lúc quan thắng ván bài, tất cả mọi thứ đều chìm trong biển nước. Nụ cười hả hê, phi nhân nghĩa của quan vang lên càng xoáy sâu vào lòng người đọc sự thương cảm, xót xa đến tột độ đến những con người bất hạnh. Câu chuyện “Cô bé bán diêm” đã nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc bởi hiện lên từng trang sách là hình ảnh của một em bé mồ côi nghèo khổ không được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Câu chuyện đã tố cáo một cách kín đáo sự thờ ơ và vô tâm của xã hội lúc bấy giờ đã đẩy những con người nghèo khổ vào bước đường cùng.

Và ngay với những kẻ gian ác xảo quyệt, dối trá cũng vậy văn học quyết không nương tay với chúng. Như trong chuyện Lí Thông cuối cùng cái thiện cũng thắng cái ác, hai mẹ con Lí Thông bị biến thành những con bọ hung suốt ngày chui rúc nhũng chốn bẩn thỉu cho đến cuối đời vì những tội ác chúng đã gây ra.

Văn học nước ngoài cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng tình cảm của con người. Đặc biệt nó ca ngợi cả tình cảm đẹp giữa những người không cùng ruột già máu mủ. Và O’henri đã chỉ rõ cho ta thấy điều đó qua tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Khi Giôn-xi bị ốm, Xiu cùng cụ Bơ-men đã hết lòng chăm sóc mong giành lại cô khỏi cái chết đang đến gần. Cụ Bơ-men tuy chỉ xuất hiện rất ít nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Cụ yêu thương Giôn-xi như con gái mình và sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để cứu Giôn-xi khỏi những suy nghĩ tuyệt vọng đang kéo cô xa dần cuộc sống thực tại.

Văn học trau dồi tình thương, gợi cảm xúc cho con người, làm cho họ gắn bó với nhau. Có người đã từng nói “Tình cảm của con người cũng giống một viên kim cương thô mà nhờ có văn chương “mài nhẵn” mới trở thành viên đá quý đẹp gấp vạn lần”. Đọc các tác phẩm văn học ta thấy gần hơn với những nhân vật trong chuyện và từ đó biết lắng nghe, rung động, cảm thông, chia sẻ. Đó là bước đi đầu để hình nhân phẩm đạo đức và từ đó có những suy nghĩ, hành động đúng. Quả thật không sai, như M.Gorki đã từng nói “xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp ngôi nhà của tình thương giữa con người với con người trong xã hội.

Từ tất cả những dẫn chững trên ta càng thấy văn học và tình thương gắn bó chặt chẽ với nhau đến chừng nào. Bởi lẽ tình thương khởi nguồn cho văn học và làm cơ sở để văn học tiếp tục truyền tải tình thương. Văn học và tình thương hòa quyện vào nhau và tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện. Có vậy, con người mới có thể cùng nhau chung sống trong tình yêu thương.

Thuy Pham Tran
Lập dàn ý bạn ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×