LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu ca dao mỗi đêm mỗi thắp đèn trời cầu cho cha mẹ ở đời với con

Giải thích câu ca dao mỗi đêm mỗi thắp đèn trời cầu cho cha mẹ ở đời với con
3 trả lời
Hỏi chi tiết
751
1
2
Thiên sơn tuyết liên
28/07/2021 08:38:06
+5đ tặng

Mỗi năm mỗi thắp đèn trời

Đó là một tập tục lâu đời của nhân dân ta, nhất là đối với người dân phía Nam: ngày chín tháng giêng (âm lịch) họ đem nhang đèn ra giữa trời, khấn vái, cầu xin những gì mình muốn. Họ quan niệm rằng, ngày này chính là ngày mà cổng trời mở để thấu nghe những lời cầu xin của dân tình. Điệp từ "mỗi" như nhấn mạnh một sự lặp lại đều đặn và thường xuyên. Trong ca dao, ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ. Câu trên có sử dụng nghệ thuật hoán dụ, nói đến việc "thắp đèn" để nêu lên công việc cúng vái tại gia của nhân dân ta. Đó không phải là mê tín dị đoan, mà là người dân muốn có người hiểu họ, để họ giãi bày tâm tư thầm kín, những mong muốn mà họ hằng ấp ủ. Và thế là "trời" xuất hiện, đau nỗi đau chung của nhân dân, hiểu những tâm tư tình cảm của họ vì trời sống trong tiềm thức của mỗi người dân, trong tấm lòng thành kính của họ. Cầu xin là một sự việc xảy ra thực trong cuộc sống trước đây và ngay cả bây giờ. Trong thời đại công nghiệp hoá, mọi người tất bật với cuộc sống, nhưng vẫn còn trong lòng họ một khoảng dành cho tâm linh. Cũng xuất phát từ hiện thực đó mà câu ca dao được sáng tác. Trong khung cảnh vắng lặng, với tâm trạng thành kính, chúng ta hãy nghe người dân còn đang cầu xin điều gì?


Tại sao không ước muốn giàu sang, chức tước, mà lại xin mỗi một điều để "cha mẹ sống đời với con". Lời ca dao như một lời nói thông thường, giản dị mà sâu lắng. Nhịp thơ 2121212 phù hợp với tâm trạng mong muốn chân thành của người con. Một cảm xúc bất chợt trỗi dậy trong lòng ta. Câu thơ hầu hết được gieo thanh bằng và có ba chữ được gieo thanh trắc, nhưng ấy từ ấy không tách riêng mà hoà nhập với tổng thể của câu thơ. Cũng như "cha mẹ" mãi sẽ chan hoà sống êm vui cùng con cái dưới một mái nhà. Tại sao người con lại khát khao được ở bên cha mẹ mặc dù bản thân đã lớn, có thể đủ sức để bay đi mà không cần sự chăm nom của mẹ? Chính vì công ơn của cha mẹ quá lớn lao, như "Thái sơn", như "nước trong nguồn". Tình mẹ mênh mông hơn biển, sâu hơn sông nước, biết lấy gì đo được! Chỉ cần nhắc đến tiếng "mẹ" thân thương thôi, mỗi chúng ta như hiện ra hình ảnh người mẹ chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau sinh con ra, chăm cho con từng miếng cơm, manh áo, giọt sữa để nuôi con lớn, thấm sâu vào từng tế bào cơ thể con. Từ khi biết nói, trên môi con đã vang tiếng mẹ, tiếng mẹ ầu ơ hát ru. Con mở mắt chào đời, tự thuở nào mẹ đã là ca dao, à ơi theo tiếng võng sớm, theo tiếng nồi khuya cho con tròn giấc. Con lớn lên một chút, mẹ đồng nghĩa với cổ tích, hoá thân vào một ông bụt, bà tiên sao cho giấc mơ của con vành vạnh theo những điều hay lẽ phải ở đời, theo thời gian, con lớn dần lên nhưng đối với mẹ, lúc nào con cũng là đứa trẻ luôn cần được che chở bảo ban. Con lớn lên cho bóng hình mẹ nhỏ lại, nhấp nhô cùng ngọn sóng, khúc khuỷu theo núi cao, chạy dài ra biển lớn, những nẻo lo toan hằn lên vầng trán mẹ cho gương mặt con rạng rỡ với đời. Còn cha suốt ngày vật lộn với cuộc sống để cho con có được tấm áo, được đến trường, không thua thiệt với bạn bè. Thấy món ngon, cha cũng không dám ăn, để dành cho con. Cha không có điều kiện cống hiến sự hiểu biết của mình cho đời thì nay con là người mà cha mẹ đặt trọn niềm tin để thực hiện ước mơ của cha. Bàn tay cha đặt lên vai con như truyền cho con thêm nghị lực, sức mạnh để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Ánh mắt đầy tin tưởng của cha như tiếp cho con sức sống để đi đến tương lai. Bấy nhiêu thôi cũng cho chúng ta thấy được công lao trời biển của cha mẹ. Và có lẽ sẽ không còn gì ngạc nhiên khi người con trong câu ca dao đã cầu xin điều đó. Cảm ơn tác giả dân gian đã cho những người con thấy được ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, dù hai câu ca dao không hề đề cập đến công ơn của cha mẹ. Dẫu biết rằng có hi sinh, phụng dưỡng cha mẹ suốt đời cũng không sánh bằng những gì cha mẹ đã dành cho chúng ta.Cầu cho cha mẹ sống đời với con


Tình mẹ ơn cha là một trong những đề tài ca dao hay nhất của văn học dân gian. Trong xã hội hiện nay, có những người đã quên đi đạo lí làm người, họ chính là những con người tồi tệ, không đáng là con dân đất Việt vốn giàu nghĩa nặng tình. Mỗi người cần luôn nhắc nhở truyền thống "một lòng thờ mẹ kính cha" của dân tộc ta, và không chỉ "mỗi năm mỗi thắp đèn trời mà hằng ngày thắp lòng mình cho sáng lên nghĩa tình, công ơn các bậc sinh thành.Âm vang câu ca dao vọng mãi trong lòng ta một tình cảm thân thương. Câu ca dao được sáng tác bằng thể thơ lục bát quen thuộc càng gần gũi với ta hơn và đi vào lòng ta bằng một thứ tình cảm chân thật, không giả tạo. Câu ca dao sẽ mãi sống với trái tim bằng một sức sống mãnh liệt.

 



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Hằngg Ỉnn
28/07/2021 08:38:12
+4đ tặng
 

Giữa trưa hè oi ả, tôi nghe văng vẳng từ xa tiếng hát à ơi câu ca dao khiến lòng người xuyến xao:

“Ơn cha lành cao hơn non Thái
Nghĩa mẹ hiền sâu tựa biển khơi.
Dù cho dâng cả một đời
Cũng không trả được ơn người sinh ra.”

Nghe câu hát ấy khiến lòng tôi lại luyến lên những suy tư, cảm thương về cha mẹ của mình. Cũng như bao bậc phụ mẫu khác, cả cuộc đời của họ là những tháng ngày tần tảo, vất vả làm lụng như những con ong cần lao xây đắp cho tổ ấm của mình. Họ nuôi lớn và tưới tắm cho hồn tôi bằng những yêu thương và hy sinh không chút toan tính. Bởi vậy, hồn tôi luôn ăm ắp những yêu thương và hạnh phúc. Theo thời gian trôi, những sướng sung ấy ngày càng đong đầy hơn, và những khát khao được báo đáp cho ơn thầy nghĩa mẹ cũng càng lớn lên thêm. Thế nên, mỗi khi nghĩ về cha mẹ, trong tâm trí tôi lại cất lên câu ca dao:

“Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.”

 

Câu ca dao bắt đầu bằng từ láy “đêm đêm”. Đó là một sự sáng tạo từ mô típ “chiều chiều” vô cùng quen thuộc trong ca dao dân ca chốn làng quê. Điểm chung của những mô tip mang tính chất thời gian như vậy, chính là để tạo ra cái không gian, cái bối cảnh để cho cảm xúc con người được dịp mà lên men, mà chưng cất rồi thăng hoa. Như là các cụ ta ngày xưa vẫn thường tâm đắc “tức cảnh mà sinh tình”. Cái tình con người nó luôn trú ngụ ở ngõ ngách nào đó của những tâm hồn. Chỉ chờ cái cảnh dẫn lối mà dâng lên, chứa chan khắp cả cơ thể. “Đêm đêm” là khoảng thời gian không còn là buổi tối, nhưng cũng chưa đến khuya. Nó là khoảng thời gian để người ta ngồi nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Để những muộn phiền của cuộc sống được để lại phía sau cánh cổng, cho tâm hồn được thả lỏng, tự mình suy nghĩ, tự mình nhớ nhung. Và “đêm đêm” cũng chính là thời gian cho gia đình được ở bên nhau, cùng nhau ngồi lại, tâm sự về những điều ở ngoài kia. Chính vì thế mốc thời gian “đêm đêm” đã giúp tạo nên một bối cảnh, một cơ hội để trong tôi nảy mầm lên những suy nghĩ yêu thương về cha mẹ mình. Và hơn thế, “đêm đêm” còn chỉ một chuỗi thời gian đều đều, lặp lại liên tục. Cứ vào khoảng thời gian ấy, ngày nào cũng vậy, tôi lại nhớ thương về cha mẹ của mình, không hề có điểm dừng lại. Nó tạo nên âm hưởng triền miên, bất tận cho nối nhớ thương cha mẹ của mỗi người con.

Bất kì bậc làm cha làm mẹ nào trên thế gian này cũng vậy, họ luôn dành trọn trái tim yêu thương cho những đứa con của mình. Họ lao động kiên trì, họ vượt qua những khó khăn không một lời kể lể, oán than. Họ làm tất cả để gánh lên mảng trời hồng cho những tâm hồn non dại. Tình thương con và sự hi sinh của cha của mẹ lớn lao hơn bất kì ngọn núi nào trên thế gian, đầy ắp hơn bất kì dòng sông nào trên mặt đất. Chúng là suối nguồn để nuôi dưỡng những đứa trẻ thơ, luôn đong đầy không bao giờ cạn. Chính vì thế, mỗi chúng ta luôn cảm thấy yêu thương, biết ơn cha mẹ của mình. Và như một điều hiển nhiên, những tình cảm trong sáng, đằm thắm ấy đã lên men những nghĩ suy về sự báo đáp, đền đáp công sinh dưỡng của cha mẹ.

 

Những tâm tư muốn báo đáp công cha nghĩa mẹ luôn thường trực trong tâm trí của mỗi người con. Từ khi còn là những đứa trẻ cho đến khi trưởng thành. Đó là những mong muốn được tự mình giúp đỡ cha mẹ những việc nhỏ nhất, như cầm giúp một món đồ, giúp mẹ quét sân, giúp bố rót nước… Những hành động nhỏ bé ấy là những viên gạch đầu tiên trong sự đền đáp cha mẹ mà bất kì ai cũng từng hun đúc. Và rồi, những hành động ấy không còn đủ để làm ta thỏa mãn nữa. Chúng ta muốn làm được nhiều hơn, giúp cho cha mẹ tất cả mọi việc. Để mẹ cha không còn phải vất vả, tảo tần. Thế nên, ai cũng từng chứa chan những suy nghĩ phải lớn lên thật nhanh, phải vững vàng thật chóng. Như tôi từng nghe một người bạn nào đó ngậm ngùi “chúng ta phải trưởng thành nhanh hơn sự già đi của cha mẹ”. Rồi thì những mầm non ngày nào cũng sẽ lớn lên, cũng sẽ báo đáp cho cha mẹ của mình bằng nhiều cách khác nhau. Cũng sẽ mang đến những yêu thương, chở che nồng ấm, bất tận của mình cho đấng sinh thành.

Thế nhưng, dù người con có lớn đến bao nhiêu, thành công đến thế nào thì chúng cũng không thể đi ngược lại những quy luật của sinh lão bệnh tử. Thời gian trôi đi, khi chúng ta đang ra sức trưởng thành, thì tự lúc nào cha mẹ cũng đang dần già đi. Bờ vai của cha không còn cứng cáp như trước, bàn tay của mẹ không còn mềm dẻo như xưa. Dù ta có cố gắng như thế nào cũng không ngăn cản được. Bởi vậy, mỗi người con lúc nào cũng thường trực một nỗi sầu lo, nỗi lo mất đi cha mẹ. Nỗi lo này không thể bởi chúng ta có sức khỏe, có thành công, có địa vị mà nguôi ngoai đi được. Chính vì vậy, mà con người đã gửi gắm nỗi lo và sự mong mỏi, hi vọng ấy vào cội nguồn tâm linh:

“Đêm đêm con thắp đèn trời”

Thắp đèn trời là một hình thức cầu nguyện đặc trưng của người phương Đông. Vào những dịp lễ đặc biệt, họ thường thắp đèn lồng, để gửi gắm những ước nguyện của mình. Thế nhưng ở đây, đèn lồng được thắp vào mỗi đêm, không ngừng lại, nó liên tục như lòng mong mỏi không bao giờ dừng lại của những đứa con. Tất nhiên, ở trong câu ca dao này, việc thắp đèn trời này không phải là hình ảnh thực. Nó là một hành động được diễn ra chính trong tâm tưởng của người con, được tạo hình bởi sự thành kính, được đốt lên bởi tình yêu thương cha mẹ ngút ngàn. Lòng hiếu thảo bất tận của người con đã tạo nên thứ dầu vĩnh cửu thắp cho chiếc đèn trời vào mỗi đêm. Vậy, người con ấy đang cầu nguyện điều gì? Cũng như những người làm cha làm mẹ luôn quên mình mà hy sinh, suy nghĩ về con cái. Thì những người con cũng ngày ngày đêm đêm mong mỏi, hi vọng cha mẹ mình được mạnh khỏe, được sống thật lâu để hưởng phúc bên con cháu.

“Mong cho cha mẹ sống đời với con.”

Ước mong ấy thật giản dị, được người con ngày cầu đêm mong bằng sự yêu thương nồng đượm. Và tất nhiên họ cũng đang ra sức để góp phần thực hiện điều đó. Những người con gắng sức trưởng thành, cố gắng để thành công, giúp cho cha mẹ có được một cuộc sống thật tốt, không phải lắng lo, suy nghĩ điều chi - giống như cha mẹ họ đã làm. Thế nhưng, họ vẫn phải luôn sống trong lo lắng, thấp thỏm khi nghĩ đến một ngày “chuối sẽ chín rụng về vườn”. Tình yêu thương, quyến luyến sâu nặng với cha mẹ khiến người con luôn đớn đau khi nghĩ về giây phút chia ly. Bất kì ai cũng luôn muốn được sống mãi cạnh bên cha mẹ của mình. Như chú chim con không bao giờ muốn rời xa mẹ, như chiếc lá xanh không bao giờ muốn lìa cành. Thế nên, mỗi phút, mỗi giây, những đứa con luôn dùng tất cả những thành tâm, yêu thương, kính mến của mình để cầu nguyện cho phụ mẫu mình được sống lâu thật lâu bên cạnh mình. Đó chính là một biểu hiện lớn lao của lòng hiếu thảo, của tình con.

 

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thứ đã thay đổi. Con người sống cởi mở hơn, ít ràng buộc hơn. Thế nhưng tình cảm giữa đấng sinh thành và con cháu thì vẫn vậy, luôn đong đầy, vô giá. Bởi giữa cha mẹ và con cái được buộc vào với nhau bởi tình yêu thương không chút tính toan chứ không phải vì bất kì một điều luật nào. Mỗi bên đều luôn nghĩ về phía còn lại, luôn hi sinh vì đối phương không chút đòi hỏi nào. Chính điều đó làm nên sự thiêng liêng cho tình cảm gia đình, khiến không biển nào đầy hơn tình mẹ, không núi nào cao hơn tình cha. Mỗi người con có những cách riêng để thể hiện tình yêu của mình cho cha mẹ. Đó là những cái thơm đầy mùi sữa của những đứa trẻ, là những lần giúp mẹ làm việc nhà của những cô bé, là những lần chăm bố ốm của cậu trai. Hay là những buổi, những ngày, những tháng thành tâm cầu nguyện cho các đấng sinh thành được bình an, mạnh khỏe. Thế nhưng, khi chúng ta thật sự yêu quý muốn đền đáp công ơn trời bể của cha mẹ, thì quan trọng nhất chính là hãy luôn yêu thương, quan tâm đến họ và ở bên họ nhiều nhất có thể. Bởi suy cho cùng, điều mà các bậc phụ mẫu luôn mong muốn nhất chẳng phải là con cháu hạnh phúc, sum vầy hay sao?

Bên cạnh những tình cảm ấm áp, sự hiếu thảo đong đầy đến như hiển nhiên ấy. Ngày nay, đôi khi chúng ta vẫn gặp phải một số trường hợp con cái bất hiếu với cha mẹ. Từ những hành động như hỗn láo với bố mẹ, không giúp đỡ bố mẹ những việc mình có khả năng. Đến những hành động vô tâm, không quan tâm đến sự vất vả, hi sinh của bố mẹ. Thậm chí là hành động quát mắng, đánh đuổi bố mẹ. Đó đều là những hành động cần lên án mạnh mẽ và bị xử phạt nặng nề. Bởi đó là những hành động tội lỗi, khó mà chấp nhận.

Mỗi người con đều phải đối xử với cha mẹ mình bằng tình yêu thương, bằng sự yêu thương, bằng sự kính trọng nhiệt thành. Thế mới xứng đáng với những hi sinh lớn lao trời bể của mẹ cha. Mẹ cha chỉ có một trên đời, vì thế chúng ta cần trân trọng mỗi giây mỗi phút được ở bên cạnh họ để yêu thương. Và hãy để lòng hiếu thảo được chưng cất một cách tự nguyện bởi tình yêu thương, sự biết ơn chân thành của mình, chứ không phải bởi sự gò ép của một điều lệ nào. Như cha ông ta vẫn thường nhắc nhở con cháu:

“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.”

1
2
Kim Mai
28/07/2021 08:38:22
+3đ tặng

Ca dao chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong thơ ca dân tộc, và đã góp phần không ít vào kho tàng văn học phong phú của nước nhà. Nó đã, đang và sẽ là nguồn sữa ngọt không bao giờ vơi cạn. Vì sao vậy? Vì điều kiện lịch sử đặc biệt, chữ viết của chúng ta ra đời chậm, nên trong thời gian dài, ca dao trở thành thơ ca dân tộc ở buổi bình minh lịch sử. Nó không chỉ là ngọn nguồn của văn học mà còn là những con suối nhỏ len lỏi, thấm sâu vào từng khía cạnh của cuộc sống, từng tâm hồn của người dân Việt Nam. "Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu”. Ta chợt bắt gặp một điệu trong muôn vần điệu thấm đượm tình nghĩa thiêng liêng:

Mỗi năm một thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con

 

Chúng ta được ngồi ở đây, được vui chơi, học hành, được hưởng những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống, là do ai? Phải chăng đó chính là công cha nghĩa mẹ dưỡng dục, sinh thành. Chúng ta nhận thức được tình mẹ ơn cha không chỉ vì chúng ta có học thức, được đến trường mà đó còn là truyền thống lâu đời của dân tộc, là nền tảng đạo lí của nhân dân. Từ xưa, những con người lao động vất vả, tầng lớp bình dân, đa số không học thức vẫn cảm nhận được tinh nghĩa sâu nặng của các bậc sinh thành. Bởi vậy, trong ca dao, về khía cạnh này, các nghệ sĩ nhân gian đã tài tình dùng ngòi bút của mình để nói lên ơn nghĩa sinh thành:

Mỗi năm mỗi thắp đèn trời

Đó là một tập tục lâu đời của nhân dân ta, nhất là đối với người dân phía Nam: ngày chín tháng giêng (âm lịch) họ đem nhang đèn ra giữa trời, khấn vái, cầu xin những gì mình muốn. Họ quan niệm rằng, ngày này chính là ngày mà cổng trời mở để thấu nghe những lời cầu xin của dân tình. Điệp từ "mỗi" như nhấn mạnh một sự lặp lại đều đặn và thường xuyên. Trong ca dao, ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ. Câu trên có sử dụng nghệ thuật hoán dụ, nói đến việc "thắp đèn" để nêu lên công việc cúng vái tại gia của nhân dân ta. Đó không phải là mê tín dị đoan, mà là người dân muốn có người hiểu họ, để họ giãi bày tâm tư thầm kín, những mong muốn mà họ hằng ấp ủ. Và thế là "trời" xuất hiện, đau nỗi đau chung của nhân dân, hiểu những tâm tư tình cảm của họ vì trời sống trong tiềm thức của mỗi người dân, trong tấm lòng thành kính của họ. Cầu xin là một sự việc xảy ra thực trong cuộc sống trước đây và ngay cả bây giờ. Trong thời đại công nghiệp hoá, mọi người tất bật với cuộc sống, nhưng vẫn còn trong lòng họ một khoảng dành cho tâm linh. Cũng xuất phát từ hiện thực đó mà câu ca dao được sáng tác. Trong khung cảnh vắng lặng, với tâm trạng thành kính, chúng ta hãy nghe người dân còn đang cầu xin điều gì?

Cầu cho cha mẹ sống đời với con

 

Tại sao không ước muốn giàu sang, chức tước, mà lại xin mỗi một điều để "cha mẹ sống đời với con". Lời ca dao như một lời nói thông thường, giản dị mà sâu lắng. Nhịp thơ 2121212 phù hợp với tâm trạng mong muốn chân thành của người con. Một cảm xúc bất chợt trỗi dậy trong lòng ta. Câu thơ hầu hết được gieo thanh bằng và có ba chữ được gieo thanh trắc, nhưng ấy từ ấy không tách riêng mà hoà nhập với tổng thể của câu thơ. Cũng như "cha mẹ" mãi sẽ chan hoà sống êm vui cùng con cái dưới một mái nhà. Tại sao người con lại khát khao được ở bên cha mẹ mặc dù bản thân đã lớn, có thể đủ sức để bay đi mà không cần sự chăm nom của mẹ? Chính vì công ơn của cha mẹ quá lớn lao, như "Thái sơn", như "nước trong nguồn". Tình mẹ mênh mông hơn biển, sâu hơn sông nước, biết lấy gì đo được! Chỉ cần nhắc đến tiếng "mẹ" thân thương thôi, mỗi chúng ta như hiện ra hình ảnh người mẹ chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau sinh con ra, chăm cho con từng miếng cơm, manh áo, giọt sữa để nuôi con lớn, thấm sâu vào từng tế bào cơ thể con. Từ khi biết nói, trên môi con đã vang tiếng mẹ, tiếng mẹ ầu ơ hát ru. Con mở mắt chào đời, tự thuở nào mẹ đã là ca dao, à ơi theo tiếng võng sớm, theo tiếng nồi khuya cho con tròn giấc. Con lớn lên một chút, mẹ đồng nghĩa với cổ tích, hoá thân vào một ông bụt, bà tiên sao cho giấc mơ của con vành vạnh theo những điều hay lẽ phải ở đời, theo thời gian, con lớn dần lên nhưng đối với mẹ, lúc nào con cũng là đứa trẻ luôn cần được che chở bảo ban. Con lớn lên cho bóng hình mẹ nhỏ lại, nhấp nhô cùng ngọn sóng, khúc khuỷu theo núi cao, chạy dài ra biển lớn, những nẻo lo toan hằn lên vầng trán mẹ cho gương mặt con rạng rỡ với đời. Còn cha suốt ngày vật lộn với cuộc sống để cho con có được tấm áo, được đến trường, không thua thiệt với bạn bè. Thấy món ngon, cha cũng không dám ăn, để dành cho con. Cha không có điều kiện cống hiến sự hiểu biết của mình cho đời thì nay con là người mà cha mẹ đặt trọn niềm tin để thực hiện ước mơ của cha. Bàn tay cha đặt lên vai con như truyền cho con thêm nghị lực, sức mạnh để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Ánh mắt đầy tin tưởng của cha như tiếp cho con sức sống để đi đến tương lai. Bấy nhiêu thôi cũng cho chúng ta thấy được công lao trời biển của cha mẹ. Và có lẽ sẽ không còn gì ngạc nhiên khi người con trong câu ca dao đã cầu xin điều đó. Cảm ơn tác giả dân gian đã cho những người con thấy được ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, dù hai câu ca dao không hề đề cập đến công ơn của cha mẹ. Dẫu biết rằng có hi sinh, phụng dưỡng cha mẹ suốt đời cũng không sánh bằng những gì cha mẹ đã dành cho chúng ta.

Âm vang câu ca dao vọng mãi trong lòng ta một tình cảm thân thương. Câu ca dao được sáng tác bằng thể thơ lục bát quen thuộc càng gần gũi với ta hơn và đi vào lòng ta bằng một thứ tình cảm chân thật, không giả tạo. Câu ca dao sẽ mãi sống với trái tim bằng một sức sống mãnh liệt.

Tình mẹ ơn cha là một trong những đề tài ca dao hay nhất của văn học dân gian. Trong xã hội hiện nay, có những người đã quên đi đạo lí làm người, họ chính là những con người tồi tệ, không đáng là con dân đất Việt vốn giàu nghĩa nặng tình. Mỗi người cần luôn nhắc nhở truyền thống "một lòng thờ mẹ kính cha" của dân tộc ta, và không chỉ "mỗi năm mỗi thắp đèn trời  mà hằng ngày thắp lòng mình cho sáng lên nghĩa tình, công ơn các bậc sinh thành.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư