Đa dạng sinh học gồm những thành phần sau đây:
- Đa dạng về gen: Theo quan niệm của ESA (Ecological Society of America) đa dạng về gen là toàn bộ các gen chứa ttong tất cả cá thể thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật. Các nhiễm sắc thể (NST), các gen và các ADN chính là những dạng vật chất di truyền, tạo ra những tính chất đặc trưng của từng cá thể trong mỗi loài và từ đó là tạo sự đa dạng của nguồn gen.
- Đa dạng loài: Là toàn bộ những sự khác nhau trong nhóm và giữa các nhóm loài cũng như giữa các loài trong tự nhiên. Sự đa dạng này bao gồm số lượng vô cùng lớn các loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Sự đa dạng loài thể hiện ttong số lượng khổng lồ các loài thực vật, động vật tồn tại ttên ttái đất. Theo ước tính của các nhà khoa học thì có khoảng 10 triệu loài khác nhau đang tồn tại. Tuy nhiên, chỉ có một phần trong số đó hiện đã được xác định. Tuy những số liệu khoa học về số giống loài ttên ttái đất có khác nhau ttong các nghiên cứu về sinh học song sự đa dạng về giống loài là thực tế không thể phủ nhận.
- Đa dạng hệ sinh thái: Là sự phong phú về ttạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau. Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống và phát triển ttong môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó. Trong mỗi hệ sinh thái, những sinh vật bao gồm cả con người tạo thành tổng thể, tương tác với nhau và với cả không khí, nước, đất bao quanh chúng. Như vậy, sự đa dạng hệ sinh thái là khái niệm chỉ toàn bộ các quần thể sinh vật, động vật và các quá trinh sinh học khác nhau. Sự đa dạng hệ sinh thái không đơn thuần là sự tổng cộng các hệ sinh thái, các loài và các vật chất di truyền khác nhau. Nó có những mối quan hệ tương tác, những sự phụ thuộc lẫn nhau và cùng nhau tạo nên sự sống trên trái đất.
Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen động cho thực vật. Điều cốt lỏi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của loài, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng vốn có.