A)Phép tu từ :
- Ẩn dụ :
+ Con tằm : nhằm ẩn dụ những người lao động, ngày ngày cần cù, hy sinh thì nhiều nhưng hưởng thụ thì ít, đã vậy còn bị những đòn roi, bòn mót
+ Lũ kiến : chỉ những con người lao động vất vả nhưng cả đời vẫn nghèo khó
+ Hạc : chỉ những người có cuộc đời phiêu bạt, không biết mai sau như thế nào, lận đận trong xã hội cũ
+ Con cuốc : chỉ những người thấp cổ bé họng, dù có oan ức thế nào đi nữa cũng không thể minh oan được chi mình
- Điệp ngữ :
+ Thương thay : được lặp đi lặp lại ở 4 câu thơ nhằm nhấn mạnh nỗi thương xót của tác giả cho những người lao động ở xã hội cũ, song song cụm từ đã kết nối 4 nỗi thương xót lại với nhau
- Liệt kê : Diễn tả, thể hiện nỗi đau khổ trăm bề của người dân thường nơi xã hội phong kiến cũ
+ Con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
+ Lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
+ Hạc
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
+ Con cuốc
Dầu kêu ra máu có người nào nghe
B)
-Tác giả đã dùng điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làm thân thuộc, vì bà, vì tiếng gà cục tác và vì ổ trứng hồng tuổi thơ.
-Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!