Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:

CÂU 1: Đọc kĩ đoạn văn sau r thực hiên yêu cầu bên dưới:
'' Ta thường tới bữa quên ăn , nữa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thit lột da ,nuốt gan uống máu quân thù .Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng''
a/ Đoạn văn trích từ tác phẩm nào ? ai là tác giả?
b/ Xác định biện pháp  nghệ thuật trong đoạn trích và phân tích tác dụng ?
CÂU 2: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trong đó có dùng 1 câu cảm thán ( gạch chân câu cảm thán ) và phân tích khổ thơ sau :
''Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng 
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm 
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ''
 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
138
2
1
Anh Daoo
01/08/2021 14:34:14
+5đ tặng
Câu 1
Đoạn văn trên trích trong văn bản Hịch tướng sĩ của tác giả Trần Quốc Tuấn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
Thời Phan Diễm Vi
01/08/2021 14:34:30
+4đ tặng
2, 

Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nấng

 Cả thân hình nồng thờ vị xa xăm".

       Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. "Làn da ngăm rám nắng" là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi, từ "cả thân hình" đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. "Vị xa xăm" là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa, "xa xăm" vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ "nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười... đều sáng bừng sự sống.

       Cùng với các chàng trai vùng chài là những con thuyền "bạn người đi biển":

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

       Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

2
1
dogfish ✔
01/08/2021 14:34:47
+3đ tặng
      Trả lời:
Câu 2: 
Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Quê hương" của Tế Hanh.Ở đây tác giả đã miêu tả sắc nét sự đặc trưng ở làng chài qua những hình ảnh quen thuộc.Đầu tiên là hình ảnh của dân chài khỏe mạnh với làn da dám nắng sau bao ngày làm việc trên biển khơi.Họ mang theo mùi vị của biển cả vừa lạ vừa quen"nồng thở vị xã xăm.Thú vị làm sao! Giờ đây con thuyền dường như cũng cảm thấy mệt mỏi sau khi làm việc.Nó vật lộn với sóng biển cả ngày giờ đây chỉ muốn nằm xuống nghỉ ngơi.Không chỉ nhân hóa con thuyền mà Tế Hanh còn sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe". Mùi vị đặc trưng của biển"chất muối" lại được cảm nhận rõ ràng như vậy.Đó là sự gắn kết chặt chẽ giữa con người và biển.Qua đây có thể nói Tế Hanh là một người yêu quê hương tha thiết và có sự cảm nhận sâu sắc với thiên nhiên.
bb tự đánh dấu số câu và xác định r gạch chân câu cảm thán nha
dogfish ✔
bạn tham khảo tiếp: Đây là 4 câu thơ hay nhất, tinh tế nhất được trích trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Dưới ngòi bút điêu luyện và tài hoa của tác giả, câu thơ thứ 1 đã tả thực được hình ảnh dân chài lưới với "làn da ngăm rám nắng" đủ để thấy sự vất vả của người dân chài. Tiếp đến với câu thơ thứ 2 là hình ảnh đầy lãng mạn "cả thân hình nồng thở vị xa xăm", câu thơ gợi cho ta về những miền đất xa xôi, nơi cuối đất cùng trời mà người chài lưới đi tới. Bằng biện pháp nhân hóa, câu thơ tiếp theo đã giúp người đọc hình dung rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Tế Hanh đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách tinh tế qua động từ"Nghe" chỉ hoạt động của thính giác,"thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Với những biện pháp nghệ thuật đó đã làm cho con thuyền trở nên có hồn hơn. Ôi! Nó không còn là 1 vật vô chi vô giác nữa mà đã trở thành bạn của ngư dân. Câu cảm thán: in đậm nghiêng
dogfish ✔
câu cảm thán : ôi! nó không còn là 1 vật vô chi vô giác nữa ... ngư dân

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo