Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
05/08/2021 07:28:00

Hãy viết bài văn ngắn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên

Đừngxấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học
hãy viết bài văn ngắn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
671
1
1
Nguyễn Nguyễn
05/08/2021 07:29:49
+5đ tặng

Sự học đối với mỗi con người dường như là điều tối thiểu, và là điều thúc tiến con người theo đuổi đến suốt cuộc đời. Kiến thức nhân loại là điều mênh mông, những con người phải bước qua giới hạn bản thân mà đến với nơi đó thật đáng quý. Câu tục ngữ muôn thuở đã đề cập đến nội dung ấy "Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học” khiến ta không thể dừng suy ngẫm, và đưa ra hướng đi cho riêng mình.

Kho tàng tri thức của nhân loại được ví như biển mênh mông, nó là sự đúc kết của lớp lớp con người, các nhà khoa học,... Chúng ta ngày ngày được lĩnh hội các kiến thức mới thông qua những người lớn, bạn bè, gia đình, trường lớp, xã hội, sách vở, internet,... đó là sự cần thiết để giúp tương lai mỗi người hoàn thiện, đẹp đẽ hơn từng ngày. Con người ta là có giới hạn so với toàn nhân loại, kiến thức của ta dẫu có nhiều đến đâu cũng bị hạn cuộc, vẫn còn thiếu sót so với những điều chưa biết ở ngoài đời kia. Câu tục ngữ đã ở đây, đề như một lời khuyên của cha ông ta khích lệ tinh thần cho con người luôn biết phấn đấu, nỗ lực không “xấu hổ” e dè khi mà không biết, không hiểu một vấn đề gì, xung quanh cuộc sống, đáng khen hơn nữa đã mạnh dạn muốn tìm lời giải đáp cho điều đó. Chỉ khi liên tục bổ sung những kiến thức mới, ham hiểu biết con người ta mới trở nên thông minh, sáng suốt hơn, dễ tiếp cận được đến sự thành công mà nhân loại cùng hướng tới.

Trong cuộc đời, có rất nhiều việc để ta phải “xấu hổ” trước người khác, nó thường gắn với những sự sai lầm của bản thân khi những hành động không đúng mực,... Sự xấu hổ không được với sự học bởi vì khi con người ta mong muốn tìm tòi, phá vỡ giới hạn của bản thân, thì làm sao ta có thể trách họ được, vì điều đó không có gì là xấu cả.

“Học” ở đây bao hàm rất rộng, ai cũng cần phải học, nếu không học ta chắc chắn sẽ bị thụt lùi so với xã hội. Thử hỏi xem nếu không tự chủ động nuôi dưỡng, ham tìm kiếm điều mới, học hỏi thì trí óc ta thui chột, mài mòn dần. Không ai muốn mình của hôm nay lại giống như hôm qua mà không có gì mới lạ, cuộc sống trở nên ngắn ngủi, phí hoài lặng lẽ trôi, lúc đó ta mới thực sự cảm thấy “xấu hổ” với những người khác, thầm trách, so sánh với người khác rằng: “Sao họ làm được mình làm không được?", “sao họ trưởng thành, chín chắn mà mình chưa?”,…

Đã có bao người nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp nhận sự giáo dục mà đã không ngừng nghỉ đầu tư thời gian, sức lực lao vào học và làm để tìm kiếm kiến thức bao nhiêu năm tháng đằng đẵng, để rồi đón nhận một trong vô số phần thưởng của kiến thức mang lại là tiền, phục vụ cho cuộc sống tương lai phồn thịnh của họ, của xã hội. Có những nhà khoa học, ngày đêm cần mẫn chăm chỉ sáng tạo, phát minh ra những điều mới cống hiến cho xã hội, không phải họ có sẵn tài năng bẩm sinh, nếu như họ không chịu chăm chỉ, yêu thích tìm tòi, nghiên cứu, không biết “xấu hổ” khi dám nêu ra những điều mình còn hạn chế để từ đó khắc phục thì con người đó chẳng bao giờ giỏi được, sẽ không có ngày thành công.

Trong lĩnh vực đào tạo, nhà nước và xã hội ta hiện nay đang càng ngày càng quan tâm đến việc giáo dục thế hệ học sinh, đã có nơi thường xuyên dùng những câu tục ngữ như thế này để khuyên chúng phải dám chấp nhận, vượt qua sự “xấu hổ” vốn tưởng như mặc định mỗi khi chúng có điều gì thắc mắc, dám tự tin nói, trình bày với người lớn, bạn bè để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhìn nhận đúng giá trị, tầm hiểu biết, học thức của con người để đưa ra những biện pháp giáo dục, tìm hiểu, khích lệ chúng hăng say hơn trong việc học, phát triển kiến thức của bản thân một cách chủ động nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Vân Như
05/08/2021 07:31:12
+4đ tặng
1
0
Tâm Như
05/08/2021 11:46:57
+3đ tặng

Nếu ví kiến thức là một đại dương thì những gì con người học được chỉ là một giọt nước giữa đại dương ấy. Chính vì vậy, quan điểm: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” là hoàn toàn đúng đắn.

Không phải lẽ dĩ nhiên mà từ “xấu hổ” được nhắc tới hai lần. Tuy trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng nó đều mang một ý nghĩa. “Xấu hổ” là một trạng thái tâm lý của con người. Đó là khi chúng ta cảm thấy hổ thẹn do mắc phải lỗi lầm hoặc cảm thấy bản thân thấp kém hơn người khác. Sự xấu hổ thông thường xuất hiện khi chúng ta so sánh bản thân mình với người khác. Với cụm từ “không biết” được dùng khi chúng ta muốn nói rằng bản thân mình chưa có kiến thức ở một lĩnh vực nào đó. Còn cụm từ “không học” được dùng để nói đến trạng thái không còn tiếp thu kiến thức mà bản thân không biết. Như vậy, câu nói trên đã chỉ rõ sự khác biệt giữa việc “không biết” và “không học”. Quan điểm trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc học tập không ngừng.

Kho tàng tri thức của nhân loại được vun đắp qua hàng trăm triệu năm đã trở nên vô tận. Nhưng khả năng cũng như thời gian của mỗi con người lại có hạn. Điều đó khiến cho việc có những điều mà chúng ta không biết hết sức bình thường. Cho dù là một người vĩ đại như các nhà bác học, cũng có một lĩnh vực nào đó mà họ không thể hiểu được hay biết được. Việc chúng ta hiểu biết sâu trong một lĩnh vực cụ thể sẽ dễ dàng hơn là hiểu biết rộng trên mọi lĩnh vực.

Học tập chính là quá trình tiếp thu, tìm kiếm và ghi nhớ những kiến thức, kĩ năng. Con người từ khi sinh ra không phải đã biết được hết mọi thứ. Rất rõ ràng, học tập có vai trò rất lớn trong việc cung cấp kiến thức, kĩ năng mà con người chưa biết. Ngoài ra, trong quá trình học tập, chúng ta cũng được giáo dục nhân cách và rèn luyện đạo đức. Nhờ có học hỏi không ngừng mà con đường bước đến thành công trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, nếu như không học là chúng ta đang thể hiện sự vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Cũng giống như việc lười lao động, điều này khiến cho bản thân trở nên trì trệ và lạc hậu. Chẳng phải bây giờ con người mới ý thức được ý nghĩa của việc học. Từ xa xưa, ông cha ta đã ý thức được vai trò của việc học để rồi đưa ra lời khuyên: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đến ngày nay, khi thời đại khoa học công nghệ phát triển, muốn học hỏi một điều gì mới cũng trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, nếu “không học” có nghĩa là tự khiến cho bản thân thua kém so với người khác. Và lẽ dĩ nhiên, tự chúng ta phải cảm thấy xấu hổ.

Câu nói trên còn cho chúng ta thấy được một hiện tượng sai trái, đó là giấu dốt. Nếu con người không dám nhìn nhận vào sự thiếu hụt của bản thân, thì sẽ không cố gắng để hoàn thiện nó. Từ đó chúng ta không thể tốt hơn mà chỉ có thụt lùi đi. Điều cần làm là phải thể hiện ra những cái mình chưa biết, để có cơ hội học hỏi không ngừng. Đối với một học sinh như tôi, chắc chắn học tập là một điều vô cùng quan trọng. Ý thức được điều đó, tôi luôn cố gắng học tập chăm chỉ khi đến lớp, cũng như tự học thêm những kiến thức bên ngoài sách vở để tăng thêm vốn hiểu biết. Để sau này, tôi có thể cảm thấy tự hào vì mình luôn cố gắng học hỏi không ngừng.

Qua phân tích trên, mỗi người dễ nhận thấy quan điểm trên là đúng đắn. Chúng ta có thể không cảm thấy xấu hổ khi không biết, nhưng hãy tự thấy xấu hổ khi không chịu học hỏi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo