LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có ý kiến cho rằng: “Đọc thơ Bác, ta thấy rõ lòng yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan Cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh gian khổ, ngay cả nơi tù ngục tối tăm.” Viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng – phân - hợp (khoảng 12 câu), triển khai ý chủ đề trên

Có ý kiến cho rằng: “Đọc thơ Bác, ta thấy rõ lòng yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan Cách mạng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh gian khổ, ngay cả nơi tù ngục tối tăm.” Viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng – phân - hợp (khoảng 12 câu), triển khai ý chủ đề trên. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân, chú thích).
* Hình thức: Trình bày đúng hình thức một đoạn văn T-P-H, đảm bảo số câu (12 câu), có đánh số câu, có câu cảm thán(gạch chân, chú thích)
* Nội dung: làm rõ tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác.
- Bác yêu thiên nhiên:
+ Ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt.
+ Bối rối trước vẻ đẹp TN, chủ động hướng đến trăng, giao hoà với thiên nhiên;
+ Trăng (được nhân hóa) cũng hóa thành tri âm, tri kỉ với nhà thơ…
- Tinh thần lạc quan của Bác:
+ Hoàn cảnh bị giam cầm vẫn không ngăn được tình yêu TN của Bác.
+ Chủ động thưởng trăng bất chấp cảnh tù đày;
+ Cuộc vượt ngục tinh thần.
- Nghệ thuật trong văn bản.
=> Chất thép, bản lĩnh, vẻ đẹp tâm hồn tỏa sáng trong thơ Bác.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
575
1
0
Unnie
05/08/2021 14:12:13
+5đ tặng

Bác Hồ chính là vị lãnh tụ kính yêu và vĩ đại của dân tộc VN. Cả cuộc đời mình Người đã dành cho sự độc lập và bình yên của tổ quốc, cho sự giải phóng những cuộc đời nô lệ và lầm than. Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, một trong những nội dung tiêu biểu của phong cách sáng tác Hồ Chí Minh đó là tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ trong hoàn cảnh khó khăn tù đày. Hai bài thơ tiêu biểu cho nội dung ấy của Hồ Chí Minh đó là bài thơ Ngắm trăng và Tức cảnh Pác Bó. Dù được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng người đọc đều thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết và tinh thần thép lạc quan vượt qua khó khăn của người tù cách mạng.

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã thể hiện được thú lâm tuyền, vẻ đẹp tâp hồn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh Người sống và chiến đấu tại rừng Việt Bắc (thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp). Thật vậy, vẻ đẹp tâm hồn của Bác không chỉ đến từ tình yêu thiên nhiên mà còn đến từ phong thái hoạt động cách mạng của Bác. Trong bài thơ, thú lâm tuyền của Bác được thể hiện ở nếp sống sinh hoạt hàng ngày của Bác. "Sáng ra bờ suối, tối vào hang" cho thấy một cuộc sống dân dã, bình yên, gần gũi với thiên nhiên trong thời gian biểu hàng ngày. Không những vậy, thức ăn của Bác cũng vô cùng giản dị và mộc mạc, chủ yếu là những đồ sẵn có trong rừng như: cháo bẹ, rau măng. Nếp sống của Bác giản dị và Bác trân trọng những điều đó, thích thú những vật chất mà thiên nhiên mang lại, được thể hiện qua "vẫn sẵn sàng". Câu thơ như thể hiện được sự biết ơn của Người trước những thứ mà thiên nhiên mang lại. Trong những tháng ngày hoạt động cách mạng tại Việt Bắc, Bác sống giản dị và hòa mình với thiên nhiên nhưng điều lớn lao hơn chính là phong thái ung dung cùng tinh thần thép của Người trước những khó khăn của đất nước, của dân tộc đang cận kề trước mắt. Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên, yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.

Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Chao ôi, đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"! Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Tóm lại, hai bài thơ dù được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng người đọc đều thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng tinh thần lạc quan, vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn gian khó của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Những bài thơ ấy mãi mãi đi vào kho tàng văn học VN và có sức sống bền bỉ lâu dài theo năm tháng

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bngann
05/08/2021 14:12:24
+4đ tặng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư