Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ về hiện tượng ra đường không đeo khẩu trang

Viết vân NL sv htg : Suy nghĩ về htg ra đường ko đeo khẩu trang
mình đang cần gấp mong các bạn giúp mình cảm ơn trước
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
112
4
0
dogfish ✔
08/08/2021 14:33:52
+5đ tặng

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 16/3, tại các nơi công cộng tập trung đông người như: siêu thị, chợ, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng… người dân phải đeo khẩu trang đề phòng chống dịch COVID-19. Đây là biện pháp hiệu quả để tự bảo vệ mình và cộng đồng, nên chỉ đạo của Thủ tướng được đa số người dân đồng tỉnh ủng hộ, thực hiện tự giác đeo khẩu trang ở mọi lúc mọi nơi, nhất là nơi đông người.

Cùng với đó, tại các nơi công cộng, hay công sở đâu đâu cũng có những khẩu hiệu, chỉ dẫn để người dân thực hiện rửa tay, đeo khẩu trang trước khi làm việc, giao dịch.

Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, một bộ phận người dân hiện nay tư tưởng nhận thức còn lệch lạc, ý thức tự giác còn thấp khi mà có những hành vi chống đối phản cảm, hoặc thiếu hợp tác trong những việc tưởng chừng quá đơn giản như rửa tay diệt khuẩn, đeo khẩu trang phòng dịch. Và đáng lo ngại hơn, cá biệt có những trường hợp tuân thủ theo hình thức cho có, hoặc hiểu đơn giản là khi bị cơ quan chức năng giám sát họ thực hiện để đối phó.

Việc này được thể hiện qua những con số lược dẫn như: tính đến sáng 30/3, cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đã xử phạt 23 người không đeo khẩu trang; ngày 3/4, một nam thanh niên Nghệ An bị xử phạt vì không đeo khẩu trang khi đi chợ; một số trường hợp không đeo khẩu trang khi ra đường, hoặc đi thể dục tại Hà Nội bị lực lượng chức năng xử lý trong ngày 4-5/4 được nhiều cơ quan báo chí phản ánh; hay chiều ngày 5/4, UBND TT.Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã thông tin về việc xử phạt hành chính 7 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng trên địa bàn…

Đáng nói hơn, hành vi đeo khẩu trang đã có chế tài xử lý cụ thể, song dường như với một số cá nhân, mức xử phạt từ 200 – 300 nghìn đồng có vẻ chưa đủ tính răn đe, giáo dục. Trường hợp khác có thể trong một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng chủ quan, xem nhẹ nguy hiểm, chống đối, coi thường quy định của pháp luật…Nên các cơ quan thực thi nhiệm vụ cần mạnh tay xử phạt để làm gương, cũng như răn đe với những ai coi thường pháp luật.

Trong khi tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bệnh tăng lên mỗi ngày như hiện nay thì việc mỗi cá nhân tự giác chấp hành, nêu cao ý thức phòng ngừa là điều rất quan trọng, bởi nó là nhân tố trọng yếu quyết định đến kết quả, hiệu quả của mọi nỗ lực chiến đấu với dịch bệnh COVID-19 ở nước ta.

Từ một số thực trạng đã trình bày ở trên, đề nghị các cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan chức năng chuyên trách và cộng đồng cần tiếp tục chung tay vận động, tuyên truyền đề mỗi người dân tự giác nâng cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh, và hãy bắt đầu bằng những “việc nhỏ” như đeo khẩu trang phòng dịch.

Trong cuộc chiến gian nan để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, để đồng bộ với nhiều giải pháp mà Đảng, Chính phủ và các cấp, các ngành cùng toàn dân đang triển khai hành động, thì không gì thiết thực hơn là mỗi cá nhân phải tự ý thức được việc tự giác thực hiện các biện pháp để bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân mình. Tự bảo vệ bản thân là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm COVID-19. Và trong số các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đeo khẩu trang tại những nơi tập trung đông người là việc hết sức cần thiết…

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh COVID-19 thì được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đối chiếu quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì những người không đeo khẩu trang nơi công cộng có dấu hiệu vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 của Luật này. Cụ thể, điều khoản này nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, Điều 11 của Nghị định này quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Ngoài ra, nếu người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan vi rút COVID-19 cho người khác còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có thể bị phạt tù từ 10 – 12 năm.           
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư