Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy làm sáng tỏ lời bạn ấy qua tác phẩm Đồng chí - Chính Hữu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

 Trên báo của văn học Nga có ghi lại lời tâm sự của nhà thơ Raxun Gamzatop như sau : Nền tảng của bất kỳ tác phẩm ra là phải chân lý được khắc họa bằng tất cả tài năng của nhà văn cần phải hát lên đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn không một chút giả tạo bằng hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất nước con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ hãy làm sáng tỏ lời bạn ấy qua tác phẩm đồng chí và chính hữu bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm TiếnNền tảng của bất kỳ tác phẩm ra là phải chân lý được khắc họa bằng tất cả tài năng của nhà văn cần phải hát lên đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn không một chút giả tạo”. bằng hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất nước con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ hãy làm sáng tỏ lời bạn ấy qua tác phẩm đồng chí - chính hữu bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến duật
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.102
3
0
thảo
09/08/2021 15:25:09
+5đ tặng
A. Dàn ý :
MB :
- Tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại.
- Và nhà nghệ sỹ chính là những thư kí trung thành của thời đại.
- Vì vậy trong cuộc trò chuyện với báo nước Nga Văn học nhà văn Ra-xum Ga-da-top đã khẳng định : « ... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không chút giả tạo ».
- Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX bám sát và phản ánh chân thực hiện thực của cuộc chiến đấu chống pháp và chống Mỹ, Hát về thời đại mình trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc văn học việt Nam có cả một đội ngũ những cây bút hùng hậu Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là một trong số đó và bài thơ « Đồng chí », « bài thơ về tiểu đội xe không kính » có chỗ đứng danh dự.
TB :
1. Giải thích nhận định :
- Chân lý là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực vào nhận thức của con người đúng như chúng tồn tại trong thế giới khách quan - Văn học phản ánh cuộc sống, là tấm gương phản chiếu hiện thực thông qua lăng kính chủ quan và sự sáng tạo của người cầm bút. - Hiện thức được phản ánh phải trung thực phù hợp với hoàn cảnh của thời đại. Hiện thực mỗi thời đại mỗi thời kì khác nhau nên văn học mang nội dung cụ thể của thời đại mình. Bác Hồ đã nói: Xã hội thế nào, văn học thé ấy.Thời đại nào văn học ấy. - Bằng tài nghệ của mỗi nhà văn, hiện thực cuộc sống được ghi lại trong tác phẩm bằng những hình ảnh hấp dẫn không một chút giả tạo. Mỗi tác phẩm tồn tại như một thông điệp bóa cho người đọc hôm nay biết tác phẩm ấy đang ở đâu trong chiều ngang của không gian, chiều dài của lịch sử, Ý kiến của nhà thơ Ra-xum thật sâu sắc và chí lý.

2. Chứng minh nhận định : 
a. Nền tảng chân lý qua hai tác phẩm ĐC và BTVTĐXKK :
 * Nền tảng chân lý của bài thơ Đồng chí là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc từ năn 1945-1954. Dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống pháp với bao gian khổ và hi sinh . Cả dân tộc ra trận - Chính Hữu là một nhà thơ chiến sĩ có mặt ngay ở vị trí mũi nhon của cuộc kháng chiến ông đã sáng tác nên bài thơ Đồng chí 1948. Bài thơ ra đời là kết qua trải nghiệm cuộc sống gơ]ã ông và đồng đội ngay sau chiến dịch việt Bắc Thu đông năm 1947.
 * Nền tảng chân lý của bài thơ về tiểu đội xe không kính là hiện thực của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc từ năm 1954-1975. Đây là giai đoạn MB đi lên xây dựng XHCN, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tiến tuyến vẫy gọi hàng triệu thanh niên Miền Bắc xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao trong đó có chàng sinh viên trẻ tuổi Phạm tiến Duật, 
+ Năm 1964 ông nhập ngũ và hoạt động trên tuyến lửa trường Sơn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời năm 1969, đã phản ánh cái khốc liệt hủy diệt của chiến tranh, của bom đạn kẻ thù đồng thời đã khái quát cái khí thế xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước của thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ. 
=> Hai bài thơ đã hát đúng giai điệu của thời đại : Phản ánh hiện thực hai cuộc chiến tranh đầy mất mát hi sinh nhưng cũng vô cùng oanh lệt của dân tộc. 
b. Giai điệu về thời đại được phản ánh chân thực, sinh động, hấp dẫn qua hai thi phẩm :
 * Trong bài thơ Đồng chí : 
- Giai điệu về thời đại được nhà thơ chính Hữu khai thác từ hiện thực của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của người lính trong buối đầu kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược. Hệ thống hình ảnh từ hiện thực ấy đi vào bài thơ không chút tô vẽ. Cũng nhờ vậy mà vẻ đẹp của Đồng chí được tỏa sáng. 
- Phân tích bài thơ đồng chí : ( Khái quát)
 + Cơ sở hình thành tình đồng chí
 + Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí 
+ Bức tranh hiệ thực lãng mạn về tình đồng chí.
 => Hình tượng người lính hiện lên chân thực sinh động qua thể thơ tự do, ngôn ngữ giản dị, giọng điệu tâm tình, bài thơ đồng chí trở thành bài thơ tiêu tiểu của thơ ca kháng chiến chống pháp
=> Với bài thơ chính Hữu đã tạc nên một tượng đài đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới, đầu súng trăng treo. 
* Giai điệu được thể hiện qua bài thơ về tiểu đội xe không kính :
 - Giai điệu về thời đại được nhà thơ khai thác từ hiện thực những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chóng Mỹ - Giặc Mỹ bắn phá Miền Bắc giữ dội với âm mưu hủy diệt, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Nam- Bắc, Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù những chiếc xe vận tải trở nên méo mó : không kính, không đèn không mui.... Song chẳng có kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi, Dưới mưa bom bão đạn chững chiếc xe vận tải vần lẫm lì, tiến thẳng vào miền Nam. Hình ảnh những chiếc xe gan góc kiên cường,lầm lì ấy trở thành biểu tượng thách thức chiến tranh hủy diệt, biểu tượng cho quyết tâm sắt đá của một dân tộc anh hùng: Thà phải đốt cháy cả dãy trường sơn chứa nhất định không chịu mất nước không chịu làm nô lệ, Hiện thực ấy đã đi vào thơ một cách trần trui. Nhưng chính cái trần trụi ấy lại tạo nên một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo.
 - Song cái giai điệu Mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn hát lên đó là vẻ đẹp hình tượng người chiến sỹ lái xe : 
+ Tư thế ung dung 
+Tinh Thần lạc quan dũng cảm 
+ Bất chấp khó khăn gian khổ
 + Sắn sàng chiến đấu và hi sinh để giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
 => Bài thơ tạc nên bức phù điêu về những gương mặt tươi trẻ hồn nhiên yêu đời. Bài thơ vừa mang thanh khí của thời đại, vửa mang tầm vóc lịch sử. Đó là tiếng nói của hiện thực hào hùng, oanh liệt thời chống Mỹ. Nó trở thành biểu tường tuyệt vời về người lính trường sơn. 
3, KB : 
- Hai bài thơ là hai giai điệu về hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ của dân tộc 
- là bài ca về người lính trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh của dân tộc
 - Chính Hữu và Phạm tiến duật là những nhà thơ tài hoa, Bằng cảm quan nghệ thuật độc đáo hai nhà thơ đã tao nên hai thi phẩm – hai giai điệu sống mãi với thời gian, làm rung động lòng người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tâm Như
09/08/2021 18:58:05
+4đ tặng

a) Mở bài:

  • Giới thiệu sơ lược hai tác giả, hai tác phẩm.
  • Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mỹ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau qua 2 bài thơ.

b) Thân bài:

+) Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”:

- Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.

  • Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,"đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
  • Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính.
  • Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân không giày". Đói, rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét: “miệng cười buốt giá”, "sốt run người”, ”vầng trán ướt mồ hôi”.

- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:

  • Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
  • Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó với lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, cùng chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách.

=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.

=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường, được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.

+) Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

- Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.

  • Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.
  • Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống cháy bỏng trong họ”.
  • Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”.
  • Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,"ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.
  • Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”, "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.
  • Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.

+) So sánh điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:

- Giống nhau:

  • Chung mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
  • Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
  • Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
  • Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.

- Khác nhau:

  • Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
  • Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại.

c) Kết bài

  • Hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vang lên âm hưởng sử thi hào hùng của văn học nước ta trong suốt ba mươi năm kháng chiến trường kì gian khổ.
  • Qua đó liên hệ giữa trước đây, bây giờ và sau này, những người lính vẫn sẽ mãi là biểu tượng đẹp của dân tộc, là những người con anh hùng của Tổ Quốc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×